DanTri-CongNghe |
- Hà Nội: Đổi sổ hộ khẩu mới, dân bị xã “phạt tứ tung”?
- Viện kiểm sát tham gia làm án sớm để chống nhục hình, oan sai
- Kinh hoàng người đàn ông bị cào sắt găm thẳng vào đầu
- Chuyện người Việt Nam chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Libya
- Nga gây ngạc nhiên bằng những vũ khí hải quân mới
- Tại sao Scotland lại thuộc Vương quốc Anh?-Kỳ cuối
- Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla
- Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu?
- Thành công của Olympic Việt Nam không đến từ ăn may
- Cầu thủ MU nguyền rủa Van Gaal vì thay Di Maria
- Real Madrid tiếp tục tạo nên “cơn mưa bàn thắng”?
- Cầu thủ đột tử sau khi Frank Lampard ghi bàn
- Đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ đồng: Phụ huynh “phản pháo”
- Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học
- Sau vụ múa cột phản cảm, TPHCM chấn chỉnh lễ hội trong trường học
- Hướng đến nền giáo dục thực học
- "Mẹ ơi đừng chết, cơm rau mẹ nấu con thấy vẫn ngon"
- Quỹ Nhân ái hỗ trợ nóng 10 triệu đồng đến cậu bé "muốn được cõng mẹ..."
- Nhóm Thiện nguyện Zen Moment ủng hộ hơn 26 triệu đồng đến chị Hưng
- Hơn 12 triệu đồng đến với người mẹ mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối
- Đột nhập quán "bar ngầm" trong du thuyền “bức tử” hồ Tây
- Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla
- Đổi đời nhờ làm “cò đất” cho… người chết
Hà Nội: Đổi sổ hộ khẩu mới, dân bị xã “phạt tứ tung”? Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Theo phản ánh của bà con thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương gửi tới báo Dân trí, UBND xã Hồng Dương có thông báo về việc yêu cầu nhân dân mang sổ hộ khẩu cũ (bìa màu xanh) đến trụ sở xã để đổi lấy số hộ khẩu mới (bìa màu hồng), thủ tục giấy tờ đi đổi sổ, xã yêu cầu bà con phải mang theo 3 loại giấy tờ: sổ hộ khẩu cũ, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân. Sổ hộ khẩu cũ này khi đổi sang sổ hộ khẩu mới, cứ một lỗi sai đều bị "phạt" 100.000 đồng Trong quá trình cán bộ xã đối chiếu 3 loại giấy tờ trên mà các thông tin không khớp nhau hoặc không khớp với sổ hộ khẩu cũ (gốc) của UBND xã lưu trước đây đều bị coi là "lỗi" của dân và cứ 1 lỗi, cán bộ xã lại "phạt" 100.000 đồng. Vậy là, nhà nào nhiều nhân khẩu càng dễ sai nhiều, càng bị cán bộ xã "phạt" nhiều. Có gia đình phải mất tới gần 1 triệu đồng mới đổi được sổ hộ khẩu mới. Điều khiến người dân nơi đây bức xúc là họ không tự tay ghi thông tin vào những loại giấy tờ đó. Các giấy tờ đó đều do chính quyền địa phương làm và cấp, nếu thông tin sai là do cán bộ viết sai, tại sao giờ cán bộ lại quy lỗi sai cho dân và phạt dân? Bà Hoàng Thị Yên (58 tuổi, ở thôn Tảo Dương) cho biết: "Tôi thấy xã thông báo là đi đổi sổ hộ khẩu mới vì giờ về Hà Nội rồi. Khi lên xã tôi có mang theo sổ cũ mà xanh, giấy khai sinh và chứng minh thư. Ba loại giấy tờ này của tôi đều chính xác hết, nhưng khi cán bộ so với sổ hộ khẩu cũ mà xã lưu thì lại không khớp. Sổ cũ xã lưu phần ghi ngày – tháng - năm sinh chủ hộ lại thiếu ngày, chỉ có tháng và năm thôi. Cán bộ bảo đấy là lỗi và bảo phải mất 100.000 đồng; cộng thêm 50.000 đồng tiền đổi sổ nữa là 150.000 đồng. Khi tôi thắc mắc, cán bộ bảo nếu không làm thì lên huyện, vì ở đây cũng chỉ làm hộ huyện. Vậy là tôi cũng đành chịu".
Cũng bị cán bộ xã "phạt" lỗi như bà Yên, nhưng bà Phạm Thị Yến (64 tuổi) còn bị phạt thêm 1 "lỗi" nữa là chồng bà Yến đứng tên chủ hộ khẩu, nay đã qua đời. Muốn "xóa" tên khỏi sổ này phải mất thêm 100.000 đồng. Vậy là bà Yến phải mất 250.000 đồng. Bà Yến cho biết, chồng đã mất, giờ muốn xóa tên khỏi sổ hộ khẩu phải mất thêm 100.000 đồng Một hoàn cảnh khác là anh Trần Đức Thắng (38 tuổi) - một hộ nghèo đặc biệt khó khăn của thôn Tảo Dương - vì người vợ mới mất cách đây 2 năm, xóa tên khỏi sổ hộ khẩu mới cũng phải mất thêm 100.000 đồng. Anh Thắng mất thêm 100.000 đồng vì người vợ vừa qua đời cách đây 2 năm. Chị Nguyễn Khánh Minh - người địa phương này - cho biết: "Tên bên ngoài sổ hộ khẩu cũ nhà em là Nguyễn Khanh Minh, nhưng trang trong lại ghi là Nguyễn Khánh Minh. Thế là cán bộ xã cho 1 lỗi và mất 100.000 đồng, cộng với 50.000 đồng tiền đổi sổ nữa, tổng cộng mất 150.000 đồng". Bị phạt thuộc dạng nhiều nhất có bà Nguyễn Thị Mai (49 tuổi) ở thôn Tảo Dương, do giấy tờ của gia đình bà mắc quá nhiều "lỗi" nên gia đình bà phải mất tới 800.000 đồng mới được đổi sổ. Bà con thôn Tảo Dương cho biết, sổ hộ khẩu cũ (gốc) mà UBND xã đang lưu phần lớn ở mục ghi ngày - tháng - năm sinh chủ hộ và những thành viên trong gia đình đều chỉ ghi tháng - năm và bỏ qua mục ngày. Nay cán bộ giải thích là không được chấp nhận và bị phạt lỗi. Cũng theo phản ánh của bà con thôn Tảo Dương, khi họ thắc mắc tại sao bị "phạt" những lỗi như vậy, mà lỗi không phải do họ làm ra, thì cán bộ xã nơi đây giải thích rằng: Họ chỉ làm "hộ" huyện, nếu không đi lên huyện mà làm. Ngoài ra, khi bà con chấp nhận nộp "phạt" để được việc, nhưng khi yêu cầu cán bộ xã viết phiếu thu những khoản phạt trên thì đều không được đáp ứng. Chính điều này đã gây sự hoài nghi trong nhân dân về sự trong sạch của những khoản phạt kể trên. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đình Bàng - trưởng thôn Tảo Dương - khẳng định sự việc bà con đi đổi sổ hộ khẩu cũ sang sổ hộ khẩu mới phải mất những khoản phạt nói trên là có thật. Có lẽ chưa bao giờ cán bộ xã Hồng Dương lại kiểm tra giấy tờ văn bản kỹ lưỡng như vậy, họ rất tích cực "soi" trong quá trình rà soát giấy tờ làm sổ hộ khẩu mới cho nhân dân. Cứ 1 lỗi sai nhân với "đơn giá" 100.000 đồng, số tiền xã thu về không hề nhỏ, bởi thôn Tảo Dương có hơn 600 hộ tương đương với hơn 2.800 nhân khẩu. Cứ 1 lỗi ghi thiếu ngày như trên đều bị cán bộ xã Hồng Dương coi là 1 lỗi và bị phạt 100.000 đồng Chủ tịch UBND xã Hồng Dương tỏ ra không hề hay biết chuyện này Sự việc này đang gây xôn xao ở thôn Tảo Dương, thậm chí có người dân đã bức xúc và to tiếng ngay tại trụ sở UBND xã Hồng Dương. Tuy nhiên khi trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Hồng Dương - lại tỏ ra chưa hề hay biết sự việc. Ông Thắng trả lời qua quýt: "Chắc không có chuyện đó đâu, chúng tôi sẽ rà soát, kiểm tra và trả lời sau". PV Dân trí sẽ tiếp tục điều tra sự việc và thông tin tới bạn đọc. Nguyễn Dương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Viện kiểm sát tham gia làm án sớm để chống nhục hình, oan sai Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Báo cáo về những vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến luật Tổ chức VKSND sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, 23/9, UB Tư pháp của Quốc hội tập trung vào nội dung quy định về phạm vi chức năng thực hành quyền công tố của VKSND (Điều 3). Cơ quan thẩm tra dự án luật khái quát, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo luật. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề nghị quy định thời điểm bắt đầu thực hiện quyền công tố sớm hơn so với dự thảo, cụ thể là ngay từ khi có hành vi tội phạm xảy ra; có ý kiến đề nghị thực hành quyền công tố ngay từ khi Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; có ý kiến đề nghị thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người tình nghi thực hiện tội phạm. Ý kiến khác đề nghị phạm vi chức năng thực hành quyền công tố được thực hiện từ khi khởi tố bị can. Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận định, ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành một số hoạt động xác minh, điều tra như lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và áp dụng một số biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân như: bắt, tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang; gia hạn tạm giữ, thu giữ, tạm giữ các đồ vật, tài liệu… Kết quả giám sát thời gian qua cho thấy, trong giai đoạn này đã xảy ra những trường hợp bức cung, dùng nhục hình dẫn đến chết người, oan, sai; việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Những hoạt động này được tiến hành trước khi khởi tố vụ án nên UB Tư pháp cảnh báo, nếu chỉ quy định VKS thực hành quyền công tố từ khi khởi tố vụ án hoặc từ khi khởi tố bị can thì không ràng buộc được trách nhiệm của VKS, không đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, thường trực UB Tư pháp đề nghị tiếp thu ý kiến góp ý, sửa đổi Điều 3 để quy định thời điểm thực hành quyền công tố ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Nêu nguyên tắc chung về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề, quy định đặt ra như vậy liệu có khắc phục được tình trạng bức cung, nhục hình? Theo Chủ tịch Quốc hội, việc kiểm sát viên có mặt từ đầu trong quá trình làm án sẽ có ý nghĩa, để tránh trường hợp, Công an vừa bắt người, đưa vào nơi tạm giam, tiến hành điều tra đã làm người ta chết nhưng người chết lại được thông tin là… tự tử. Tiếp lời, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu hỏi lại, đã có thể yên tâm với quy định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ngay từ đầu sẽ chống được oan sai, bức cung, nhục hình và những sai phạm lâu nay? Vấn đề mở rộng thẩm quyền của Cơ quan điều tra của VKSND tối cao so với quy định hiện hành (Điều 20), có một số ý kiến khác nhau. Cụ thể, có ý kiến cho rằng CQĐT của VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Có ý kiến đề nghị cơ quan này có thẩm quyền điều tra các vụ án khi Viện trưởng VKSND tối cao xét thấy cần thiết, đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố. Ý kiến khác lại đề nghị giao thêm cho cơ quan này quyền điều tra tất cả các tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị giữ thẩm quyền điều tra của cơ quan này như luật hiện hành tức điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp. Nêu quan điểm về vấn đề này, UB Tư pháp cho rằng, nếu CQĐT của VKSND tối cao chỉ có thẩm quyền "điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp" thì qua thực tiễn cho thấy việc làm rõ hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp sẽ gặp khó khăn do cơ quan này không đồng thời được điều tra hành vi phạm tội khác mà hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp (như nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ vụ án, ra bản án, quyết định trái pháp luật dẫn đến oan, sai). Ngoài ra, kết quả giám sát cũng cho thấy, ngoài cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp thì người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp (như giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tiến hành một số hoạt động điều tra) cũng có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp (như nhục hình, làm sai lệch thông tin tội phạm, bắt giữ người trái pháp luật…). Vì vậy, để bảo đảm chống tội phạm trong hoạt động tư pháp có hiệu quả, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phù hợp với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS, tiếp thu các ý kiến góp ý, UB Tư pháp đề nghị chỉnh lý Điều 20 dự thảo theo hướng quy định cơ quan này có thẩm quyền điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hoặc người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Đối với ý kiến đề nghị giao thêm cho cơ quan này điều tra tất cả các tội phạm về tham nhũng hoặc điều tra các vụ án khi Viện trưởng VKSND tối cao thấy cần thiết, UB Tư pháp đề nghị không tiếp thu vì không khả thi, không bảo đảm chặt chẽ khi áp dụng dẫn đến chồng chéo thẩm quyền điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng góp ý, mở rộng thẩm quyền điều tra của CQĐT - VKSND tối cao thì cần ghi rõ là đối với tội phạm tham nhũng vì nếu áp dụng với mọi tội phạm khác thì sợ đơn vị này… không kham nổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhận xét, có rất nhiều hành vi tham nhũng khác nhau mà giao toàn bộ cho VKS điều tra thì Viện sao gánh nổi. Chủ tịch đồng ý hướng quy định, với những vụ tham nhũng mà cơ quan điều tra của công an làm rồi nhưng VKS thấy cần làm lại thì giao lại… trọn gói. Đó chính một việc thể hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp. Chốt lại nội dung này, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu – người điều hành phiên thảo luận - thống nhất quan điểm quy định, tội phạm tham nhũng do người trong cơ quan tư pháp thưc hiện thì CQĐT của VKSND tối cao có quyền điều tra. P.Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh hoàng người đàn ông bị cào sắt găm thẳng vào đầu Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT
Vụ việc kinh hoàng xảy ra tại xóm 3, xã Phù Lưu. Nạn nhân là anh Thái Văn Tú, SN 1979. Người dùng cào sắt đánh anh Tú là một người tên Thắng, sinh năm 1976. Vào thời điểm PV tiếp cận vụ việc, nạn nhân đang được chuyển lên xe cứu thương chuẩn bị đưa ra Hà Nội cấp cứu trong tình trạng bị một chiếc cào có nhiều thanh sắt đang găm sâu vào đầu. Theo lời kể của vợ anh Tú, khoảng 18h chiều 22/9, anh Tú và Thắng cùng uống rượu với nhau. Do chấp nhau câu nói, cả hai lớn tiếng lao vào đánh nhau. Đang vật lộn giữa sân, Thắng dứt ra lao vào nhà dân lấy được chiếc cào sắt tấn công anh Tú. Do không kịp tránh, anh Tú đã bị Thắng bổ thẳng cào vào đầu. Cú đánh rất mạnh làm cán cào gãy, chiếc cào có nhiều móc sắt găm sâu vào đầu nạn nhân. Chiếc cào sắt chiều chấu sắt đang găm sân vào đầu nạn nhân Quá sợ hãi, người dân đã gọi xe cứu thương đưa anh Tú lên Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu, đồng thời trình báo Công an huyện Lộc Hà. Một bác sĩ tại BVĐK Hà Tĩnh cho hay, nạn nhân bị chấn thương sọ não nặng. Do chưa đủ khả năng can thiệp phẫu thuật nên phía bệnh viện đã tiến hành sơ cứu, làm thủ tục chuyển thẳng bệnh nhân ra Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ngay trong đêm qua, Công an huyện Lộc Hà cũng đã tiếp cận các đối tượng liên quan, lấy lời khai làm rõ nguyên nhân vụ việc. Văn Dũng - Xuân Sinh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyện người Việt Nam chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Libya Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Tuổi thơ gắn với một chữ "i"
Thuở sinh thời, ông Phan Bội Trân còn nhớ cái tên của mình luôn gây ra nhiều phiền toái. Cha mẹ đặt tên cho ông với họ lót "Bội" như gửi gắm sự xuyên suốt của một dòng họ. Những năm thập niên 50, cha ông tham gia phong trào đánh Pháp nên cái tên của ông cũng gặp nhiều trở ngại.
Cảnh sát chế độ cũ nắm lý lịch thân sinh ông Trân khá rõ. Khi đi khai sinh, cha ông Trân khai tên cho con thì bị bắt lần thứ 2. Chính quyền thời bấy giờ phát hiện ông nội là Phan Bội Châu nên nghi ngờ cha ông Trân hoạt động chống Pháp.
Ông Phan Bội Trân.
Cha bị bắt, mẹ ông Trân lại đi khai sinh tên cho con. Rút kinh nghiệm, cụ bà khai đổi tên lại thành Phan Bộ Trân, tức bỏ bớt 1 chữ "i" phía sau họ lót. Trong suốt 12 năm học, thầy giáo cũng đều tự thêm một chữ "i" như gắn với số mệnh. Cứ dịp đầu năm học, mẹ ông Trân lại phải lên trường xin điều chỉnh lại tên con trong học bạ.
Sinh ra trong gia đình bậc trung, ngôi trường ông Trân học từ thời thơ ấu cho đến bậc trung học đều là trường dành cho con cán bộ cao cấp của chế độ cũ. Đến bây giờ, ông Trân vẫn còn nhớ cái tên ngôi trường gắn bó với ông suốt từ thời ấu thơ đến trưởng thành.
Ngôi trường tên LaSanTaBerd - nay là trường Trần Đại Nghĩa. Những đứa trẻ Tây cũng chung lớp, chung một mái trường với ông. Cụ bà rất ngại chuyện này. Mẹ ông ngại con không cùng "hệ" sẽ dễ bị ăn hiếp. Ông ý thức được gia đình thân với cách mạng nên chỉ biết chăm chỉ học và đạt khá giỏi suốt 12 năm. Đến thời đại học, ông Trân đến Lãnh sự quán Pháp để xin cấp hộ chiếu du học.
Lần này, ông mang sẵn 1 bộ hồ sơ đề phòng việc khai lại tên. Sự chuẩn bị trước không thừa, cán bộ lãnh sự quán lại tự thêm một chữ "i" vào sau họ lót trong hộ chiếu. Ông Trân phải lấy bộ hồ sơ mang theo để xin điều chỉnh tên.
Ông Trân sinh ra tại quận Bình Thạnh. Ông sống từ nhỏ đến lớn trong căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, sát cầu Thị Nghè. Tuổi thơ của ông Trân gắn bó với dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong xanh. Cha mẹ ông có cuộc sống không êm đềm.
Ông Trân kể về người mẹ với niềm tự hào vô bờ bến. Quãng thời gian cha ông bị bắt, mẹ ông phải thay cha tảo tần sớm hôm chăm sóc các người con. Đến khi cha được thả ra, cụ ông bị tra tấn và tàn phế dưới đòn roi của chế độ thực dân phong kiến.
Gia đình ông Trân có 5 anh em. Ý thức được hoàn cảnh đất nước thời chiến, cả 5 anh em đều yêu thương, bao bọc và cùng nhau học hành. Các anh em lần lượt ra nước ngoài học trong niềm vui sướng của ông bà cụ. Nhà có 5 người con thì 2 người đã sống ở Pháp, 2 người sống ở Mỹ và chỉ một người sống ở Việt Nam.
Ông Trân kể, hồi học xong đại học ở Pháp, ông quyết định chọn mảnh đất này làm nơi lập nghiệp. Năm đó, ông vừa tròn 24 tuổi. Tốt nghiệp đại học thuộc lại ưu, ông được nhận vào làm tại công ty Comes, chuyên đóng tàu ngầm, phi cơ, máy bay…
Thời trai trẻ, ông Trân vốn dĩ đẹp trai và mang dáng vẻ hào hoa nên được nhiều cô gái yêu thầm, nhớ trộm. Ông bộc bạch rất thật: "Hồi còn trẻ, tôi cũng từng có những mối tình với 4 cô bạn người nước ngoài, 2 cô người Hà Lan và 2 cô người Pháp".
Ông nói ra không phải để khoe mà để minh chứng, con gái ngoại quốc vẫn thích những người đàn ông "có tài" và không hề bị phân biệt sắc tộc hay màu da. Ông đã cho ra nhiều sản phẩm và được cấp bằng sáng chế xe đạp ba bánh của Cục sở hữu trí tuệ Pháp.
Cống hiến công nghệ đóng tàu ngầm quân sự cho tổ quốc
Sáu năm quần quật với công việc, đến năm 30 tuổi, ông Trân lập gia đình với một cô gái người Việt và có được 1 cháu trai kháu khỉnh. Sống tại Pháp với công việc ổn định và là niềm say mê nhưng ông vẫn nung nấu ý định quay về để phục vụ cho đất nước. Ông Trân thích sống tại Pháp nhưng lúc tuổi xế chiều về Việt Nam ông vẫn cảm thấy thoải mái hơn.
Quãng thời gian sang Pháp học tập và làm việc, ông Trân đã bắt đầu nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite. Hơn 27 năm về trước, ông âm thầm nghiên cứu tàu ngầm và ấp ủ ước mơ có khả năng cống hiến cho tổ quốc, cho đất nước xây dựng một lực lượng tàu quân sự đủ mạnh. Năm 1988, ông Trân từng chuyển giao công nghệ và bản vẽ tàu ngầm cho Libya để họ có thể tự sản xuất.
Ông Phan Bội Trân bên tàu ngầm Yết Kiêu 1.
Thời điểm này, Libya bị "chèn ép" bởi các thế lực phương Tây nên ông đã dang tay giúp đỡ không vụ lợi. Đặt câu hỏi thắc mắc về việc "tiết lộ" bí mật vũ khí cho quốc gia khác khi đang làm việc trên đất Pháp, ông Trân nói ngay: "Bản vẽ tàu ngầm của tôi được dựa trên những thiết kế đã được Pháp công bố rộng rãi trước đó. Bằng khả năng hiểu biết và tự nghiên cứu của bản thân, tôi cải tiến thành sản phẩm công nghệ riêng của mình và trao cho chính quyền Libya".
Ông Trân tình nguyên giúp họ thiết kế những mẫu tàu ngầm để có thể phục vụ cho việc bảo vệ đất nước. Không lâu sau đó, quân đội Libya đã sản xuất được hàng loạt các tàu ngầm phục vụ cho công cuộc bảo vệ và tái thiết đất nước.
Năm 2006, cơ duyên trở lại Việt Nam đã đến với ông. Một công ty tại Pháp đặt hàng làm tóc giả cho ma-nơ-canh nên ông Trân quyết tâm về quê hương để tổ chức sản xuất và xuất hàng sang Pháp. Thời điểm này, ông đã ngoài 52 tuổi. Bỏ hẳn mọi danh lợi đang được thụ hưởng tại Pháp, ông Trân về Việt Nam lập gia đình và có được 2 cháu trai, cháu lớn 7 tuổi, cháu nhỏ 3 tuổi.
Người vợ của ông ở nhà chăm bẫm 2 đứa trẻ kháu khỉnh. Ông nhẩm tính mình mới chỉ sống ở Việt Nam có 20 năm. Suốt quãng thời gian đầu định cư tại quê nhà, công việc làm tóc giả thuận lợi chỉ được vài năm đầu. Đến năm 2009, nền kinh tế thế giới bị rơi vào suy thoái, lượng tóc giả xuất ra nước ngoài ít hẳn so với trước. Đến bây giờ, ông Trân chỉ sản xuất để cầm chừng.
Hằng ngày, ông vẫn cắp cặp đi dạy tại một công ty Việt Nam (có trụ sở tại khu Cát Lái, quận 2) chuyên sản xuất về du thuyền làm bằng vật liệu composite. Ông Trân muốn truyền đạt lại tất cả những hiểu biết về loại vật liệu này cho các thế hệ sau này.
Trong suốt quãng thời gian còn học tập và làm việc tại Pháp, ông bỏ công nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite và sáng chế rất nhiều sản phẩm liên quan. Về Việt Nam, ông Trân chế tạo thành công xe đạp điện 2 bánh bằng vật liệu nhựa composite và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận vào năm 2013.
Khi từ Pháp về Việt Nam, ông Trân muốn chuyển giao tất cả các công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Bộ quốc phòng và được đón nhận nồng nhiệt. Vấn đề thủ tục chuyển giao còn gặp nhiều khó khăn nhưng ông vẫn nhận được sự động viên khích lệ. Ông chỉ muốn cống hiến những kiến thức, những kinh nghiệm về đóng tàu ngầm ở nước ngoài đã từng học được.
Dòng máu Lạc Hồng trong con người Việt như thôi thúc ông càng tâm huyết hơn việc nghiên cứu những thiết bị quân sự, nhất là tàu ngầm để tự vệ với những thế lực bên ngoài uy hiếp, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ông tự tin khả năng của mình có thể xây dựng một lực lượng đủ mạnh để đáp trả những vũ khí tiên tiến hiện nay.
Ông Trân tự nghiên cứu và sản xuất tàu chỉ nhằm mục đích "đơn giản hóa các thủ tục". Về nguyên tắc để đề tài được nhà nước duyệt kinh phí, cá nhân người trình đề tài hoàn thành và nghiệm thu đề tài. Trải qua quá nhiều khâu, ông bỏ tiền túi ra làm tất cả. Khi tàu ngầm hoàn thành, ông Trân nói: "Nhất định tôi sẽ tặng và không lấy tiền của cơ quan nhà nước"...
(Còn tiếp)
Theo Hưng Long Petrotimes | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nga gây ngạc nhiên bằng những vũ khí hải quân mới Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thị sát việc biểu diễn các kỹ thuật này tại thao trường Krasnoarmeisk ở ngoại ô Moskva. (Nguồn: TASS) Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thị sát việc biểu diễn các kỹ thuật này tại thao trường Krasnoarmeisk ở ngoại ô Moskva. Tại lễ giới thiệu còn có các mẫu tàu ngầm không người lái và robot-công binh. Những cỗ máy tự động này có thể độc lập tiến hành kiểm tra các khu vực biển và tiêu hủy những thiết bị nổ đặt dưới nước. Theo ông Naumov, chính các robot-thợ lặn-công binh đã khảo sát vịnh biển đảo Russki trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok. Khi đó robot đã tìm thấy hơn 2.700 vật thể nổ nguy hiểm, trong đó có 7 quả thủy lôi sót lại từ cuộc chiến Nga-Nhật và Chiến tranh Vệ quốc. Theo Vietnam+ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tại sao Scotland lại thuộc Vương quốc Anh?-Kỳ cuối Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Pháo đài Darien ngày nay. Tất cả xuất phát từ một dự án đầu tư mạo hiểm mà sau này biến thành một thảm họa với Scotland. Kỳ cuối: Vỡ mộng với thiên đường Năm con tàu nhổ neo từ cảng Leith ngày 4/7/1698 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Robert Pennecuik. Trong số 1.200 người tình nguyện đến Darien trong hành trình đầu tiên, chỉ có ông và Paterson biết đích đến. Đoàn tàu đổ bộ xuống Darien ngày 2/11, mất 70 người trong suốt hành trình. Đầy tinh thần lạc quan, họ đặt tên bán đảo là New Caledonia và bắt đầu xây dựng khu định cư. Tuy nhiên, khu vực đầu tiên mà họ chọn lại là đầm lầy, không hợp để trồng trọt hay làm nhà ở. Họ đã phát quang và dựng lều trên vùng đầm lầy này gần 2 tháng trời. Chẳng bao lâu, những người Scotland phát hiện ra họ không thể trồng khoai lang hay ngô. Người Ấn Độ cũng không quan tâm tới những thứ như gương lược mà họ mang tới để bán. Mùa xuân năm 1699, mưa xối xả, bệnh tật hoành hành. Đến tháng 3 năm đó, hơn 200 người Scotland đã bỏ mạng, tỷ lệ tử vong tăng lên hơn 10 người mỗi ngày. Mọi chuyện tồi tệ hơn khi các tàu được cử đi mua hàng trở về mang theo tin tức nói rằng các tàu và thuộc địa của Anh của bị cấm làm ăn với người Scotland theo lệnh của Nhà vua. Một con tàu còn mất tích không dấu vết. Một tàu bị người Tây Ban Nha bắt và toàn bộ thủy thủ đoàn bị tống giam. Cuộc sống ở Darien là một nỗi khổ ải. Roger Oswald, một thanh niên trẻ tham gia chuyến đi tới Darien với đầy hi vọng và lạc quan, đã kể lại quãng đời của mình ở Darien: Họ chỉ được ăn chưa đầy nửa cân bột mốc meo mỗi tuần. Khi đun bột lên cùng với ít nước lã, họ phải vớt những con giòi to tướng và sâu bọ nổi lên trên. Khẩu phần ít ỏi cho một tuần này có thể ăn hết trong một ngày. Cộng với việc phải lao động cực nhọc nên những người Scotland ở Darien trông như những bộ xương. Bản thân vợ của ông Paterson đã chết ở Darien, mang theo giấc mơ chấn hưng Scotland của ông. Cơn ác mộng cuối cùng của người Scotland trên Darien là tin người Tây Ban Nha chuẩn bị tấn công khu vực này. Những người định cư nháo nhào chạy ra biển trong cơn kinh hãi, bỏ lại cả khu định cư. Trong số 3 con tàu tháo chạy khỏi Darien, chỉ có một tàu quay về Scotland với chưa đầy 300 con người trên đó. Đoàn tàu thứ hai rời Scotland tháng 8/1699 mà không hay biết gì về số phận của đoàn tàu thứ nhất. Ba con tàu mang theo 1.302 người Scotland nữa, trong đó 160 người chết dọc đường. Khi phát hiện Darien bị bỏ không, họ bắt đầu xây dựng lại nó. Tuy nhiên, họ cũng không làm được gì hơn những người đi trước. Họ cũng hoàn toàn không được chuẩn bị cho sự khắc nghiệt của mảnh đất này. Hậu quả là bệnh dịch cùng với sự vô kỷ luật đã khiến nhóm người tan rã. Hơn nữa, nguy cơ bị người Tây Ban Nha tấn công luôn rình rập trong khi họ lại không được các thuộc địa của Anh hỗ trợ do bị triều đình Anh cấm. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Alexander Campbell đã thuyết phục mọi người tấn công phủ đầu lực lượng Tây Ban Nha đang ở khu vực Toubacanti trên đảo chính. Cuộc tấn công thành công nhưng chỉ khiến cho người Tây Ban Nha thêm cáu tiết, tập hợp lực lượng phản công. Một đội tàu lớn của Tây Ban Nha đã bao vây pháo đài St Andrew trên Darien và khiến người Scotland phải đầu hàng tháng 3/1700. Những người còn sống sót được phép rời pháo đài lên các tàu còn lại về Scotland. Chỉ có vài trăm người còn sống sót về Scotland sau cả hai hành trình với 2.500 người.
Dự án Darien là một thảm họa với Scotland. Sử gia Scotland Douglas Watt nhận định: Quá trình quản lý kế hoạch không sát với thực tế, dựa trên ảo tưởng rằng một Scotland nghèo khó có thể đương đầu với đế chế Tây Ban Nha để thành lập một thuộc địa ở Trung Mỹ rồi kiểm soát cả hai phía của eo đất Darien với chỉ vài con tàu. Darien, được cho là sẽ khiến Scotland nổi lên thành một cường quốc, đã trở thành một trong những nền kinh tế thảm họa nhất trong lịch sử châu Âu. Eo đất Darien đã hóa thành một ký ức tồi tệ trong tâm trí người Scotland. Sau kế hoạch mạo hiểm thất bại, kinh tế Scotland trở nên thảm hại. Công ty của ông Paterson đã mất hơn 232.000 bảng Anh - số tiền được đóng góp từ những khoản tiết kiệm cả đời của nhiều người dân trong nước. Giờ Scotland không thể tự đi tiếp một mình. Chỉ 7 năm sau thảm họa Darien, nước này buộc phải ký kết Đạo luật Liên hiệp với Anh năm 1707 để phục hồi lại nền kinh tế và để được dỡ bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu hàng hóa vào các thuộc địa của Anh. Theo Điều 15 của đạo luật, Anh trợ cấp cho Scotland gần 400.000 bảng để bù lại việc Scotland phải chia sẻ nợ quốc gia trong tương lai với Anh. Thực chất, khoản tiền này được dùng để bù đắp cho các nhà đầu tư của công ty phụ trách dự án Darien vì 58,6% số tiền được chia cho các cổ đông và chủ nợ của công ty này. Đạo luật Liên hiệp năm 1707 bị cả đất nước Scotland phản đối. Khi đạo luật được quốc hội Scotland thông qua, các đơn kháng nghị phản đối xuất hiện ở khắp nơi. Bạo lực phản đối đạo luật đã khiến quốc hội Scotland phải áp đặt thiết quân luật. Nhiều người Scotland cho rằng cơ hội độc lập của họ đã bị người Anh cố ý phá hoại. Tâm lý oán giận này đóng vai trò không nhỏ trong các cuộc nổi dậy đòi độc lập của Scotland mà cuộc trưng cầu ý dân ngày 18/9 vừa qua là một trong số đó. Theo Thùy Dương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT
Muốn hạ bệ USD, cần có gì? Như Giáo sư Barry Eichengreen phân tích trên chuyên san Foreign Affairs, suy thoái kinh tế toàn cầu đang dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính (có nghĩa các nước bắt đầu ít liên kết hơn về mặt tài chính và thậm chí tiền tệ). Hiện tượng trên càng khiến người ta nôn nóng nghĩ đến việc từ bỏ USD, dù rằng USD thời điểm hiện tại vẫn gần như là sự chọn lựa duy nhất của hoạt động tài chính toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hiện có đến 64% tất cả nguồn lưu giữ ngoại hối là USD. Và tính đến cuối năm 2008, khoảng 45% chứng khoán nợ (debt securities) quốc tế đều được quy bằng USD, so với 32% euro. Theo IMF, có đến 66 quốc gia dùng USD làm tỉ giá hối đoái chủ lực, so với 27% euro. Năm 2013, theo China Post (16-9-2014), giao dịch bằng NDT chỉ chiếm 2,2% lượng giao dịch toàn cầu trong khi USD là 87% và euro 39,1%. Người ta từng hoảng hốt trước sự mất giá của đồng USD nhưng USD vẫn là sự chọn lựa số một cho các giao dịch toàn cầu Cần biết, chế độ tỉ giá mà một ngân hàng trung ương chọn sẽ ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đó, cũng như tỉ trọng nhiều ít của dự trữ ngoại tệ bằng một đơn vị tiền tệ nào đó (mà USD là đơn vị tiền tệ phổ biến nhất hiện nay đối với nhiều ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt châu Á). Với chính sách dự trữ, người ta luôn chọn đồng tiền nào mà tính thanh khoản của nó cao, nôm na là dễ bán và dễ mua. Mà chẳng riêng gì dự trữ. Trong hoạt động mậu dịch, người ta cũng ưu tiên chọn loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất, tức ít rủi ro nhất. Nói cách khác, chỉ đơn vị tiền tệ nào đáp ứng được yêu cầu tối quan trọng là tính thanh khoản tốt mới có thể hạ bệ được USD. Trong quá khứ, đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ từng là những đơn vị tiền tệ có giá trị dự trữ quan trọng nhưng kinh tế Anh lẫn Thụy Sĩ hiện không đủ mạnh để đưa tiền tệ họ trở nên phổ quát trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tính đến cuối năm 2007, bảng Anh chiếm không đến 3% nguồn dự trữ thế giới và franc Thụy Sĩ không đến 1%. Kinh tế Nhật lớn hơn (thứ 3 thế giới) nhưng Tokyo vốn không mặn mà việc đưa đồng yen lên vị trí quốc tế bởi cho rằng điều đó có thể làm ảnh hưởng khả năng duy trì tỉ giá hối đoái thấp đầy tính cạnh tranh của Nhật cũng như gây thêm phức tạp trong điều hành chính sách công nghiệp. Hơn nữa, việc kinh tế Nhật dậm chân tại chỗ và tỷ lệ lãi suất bằng không khiến chẳng ai dại gì "ôm rơm nặng bụng" (đến cuối năm 2007, đồng yen chiếm khiêm tốn 3% trong tổng dự trữ ngoại hối quốc tế). Nhìn tổng quát, đơn vị tiền tệ khả dĩ hiện nay có thể thay thế USD là euro, xét ở nhiều góc độ. Khu vực sử dụng euro (eurozone) với 18 nước thành viên là nơi duy nhất thế giới hiện có GDP tương đương Mỹ. Tầm quan trọng euro như một đơn vị tiền tệ dự trữ - đầu tư có thể tăng nhanh vài năm tới. Thời điểm hiện tại, euro là đồng tiền chủ lực cho mậu dịch giữa các nước thành viên và EU thậm chí nỗ lực "xuất khẩu" euro đến các nước không thành viên, Nga chẳng hạn. Gần đây Moskva đã bổ sung thêm trọng lượng euro trong rổ các đơn vị tiền tệ mà họ dùng để hoạch định chính sách tỉ giá, cùng lúc đưa euro nhiều hơn vào kho dự trữ. Tuy nhiên, việc thay thế hẳn USD bằng euro thật ra không dễ. Dù xài chung đồng euro nhưng (chính sách phát hành) trái phiếu của các chính phủ châu Âu vẫn chưa thống nhất, với các yếu tố rủi ro khác nhau, tỷ lệ lãi khác nhau và mức độ thanh khoản khác nhau. Hơn nữa, kinh tế châu Âu vẫn chưa bao giờ là một nền kinh tế đơn nhất, với những rắc rối tài chính riêng không nước nào giống nước nào. Sự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu khiến euro bị hạn chế ít nhiều ở tính thanh khoản và độ tin cậy. Nguồn lực euro chỉ có thể mạnh hơn một khi Anh chịu gia nhập eurozone; và thời điểm hiện tại, ý tưởng loại hẳn USD để thay bằng euro, thậm chí chỉ trong nội bộ khối EU vẫn được xem là một ý kiến hoang đường. Christian Noyer - thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, đương kim Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp - phải thừa nhận: "USD vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ số một thế giới". SDR có thể lật đổ USD? Để có ngân sách cho chương trình kích cầu khôi phục kinh tế, Washington liên tục phát hành trái phiếu bán cho nước ngoài. Người mua trái phiếu Mỹ nhiều nhất, tính đến nay là Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ không lao đao, Trung Quốc hẳn chẳng có lý do gì để lo lắng với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ khi ôm số trái phiếu (nhà nước Hoa Kỳ) khổng lồ trên (mà chính sách lãi suất gần như luôn ổn định). Nhiều năm qua, Trung Quốc cũng đẩy cực nhanh tốc độ dự trữ USD trong kho bạc quốc gia (tổng cộng khoảng 2,1 ngàn tỉ USD). Kinh tế gia Brad Setser cho biết nguồn USD trong kho dự trữ Trung Quốc, tính đến tháng 5-2009, là gấp 8 lần so với Nga, với khoảng 60% là tài sản (chẳng hạn trái phiếu) định giá bằng USD. Tuy nhiên, khi Mỹ suy thoái và USD mất giá, Bắc Kinh bắt đầu như đi trên lửa, bởi kho tài sản khổng lồ mình vô hình trung bị mất giá theo. Bây giờ, tất cả động tĩnh trong chính sách kinh tế trở nên quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Đó cũng là lý do khiến Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch toàn cầu kêu gọi thay thế USD để tránh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại trong tương lai bởi ảnh hưởng USD. Đúng như kinh tế gia John Maynard Keynes từng nói: "Nếu bạn nợ ông chủ ngân hàng một ngàn bảng, bạn nằm trong sự định đoạt của ông ấy; nhưng nếu bạn nợ một triệu bảng thì ông ấy nằm trong sự định đoạt của bạn". Quan hệ con nợ Mỹ với ông chủ nợ Trung Quốc bây giờ là như vậy. Nói hơi quá một chút là Mỹ sống thì Trung Quốc mới có thể sống (Mỹ "chết" thì ai trả nợ cho Trung Quốc!). Bắc Kinh làm gì để giảm ảnh hưởng (thiệt hại) từ việc ôm giữ USD? Trước hết là tìm cách đưa nhân dân tệ (NDT) lên vai trò toàn cầu. Nói cách khác là quốc tế hóa NDT. Một trong những chiêu đang được thực hiện là kêu gọi thay USD bằng SDR (Special Drawing Rights). Cần mở ngoặc, SDR không là đơn vị tiền tệ mà chỉ là đơn vị kế toán (accounting unit), được lập từ năm 1969 mà IMF dùng để kết toán hoạt động giao dịch (các khoản vay mượn) giữa các thành viên. Chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán, nó là đồng tiền ảo bởi không có chính phủ nào đứng đằng sau nó và hầu như không được sử dụng trên thị trường tài chính quốc tế. Giá trị của nó được tính theo tỉ giá trung bình có trọng số của 4 đồng tiền lớn: USD, euro, bảng Anh và yen (hiện rổ SDR được chia theo tỷ lệ: USD 44%, euro 34%, yen và bảng Anh cùng 11%). Nói theo Jeffrey Frankel, Giáo sư kinh tế Đại học Harvard, SDR chẳng khác gì Esperanto (ngôn ngữ quốc tế), một nỗ lực tạo ra một hình thức ngôn ngữ toàn cầu có thể có nhiều người biết nhưng chẳng ai dùng! Trung Quốc làm thế nào để có thể chen chân vào rổ SDR? Bắc Kinh cho rằng bởi sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi nên cần thiết phải nâng tỷ lệ các đơn vị tiền tệ trong rổ SDR với sự góp mặt của những đồng tiền thuộc các quốc gia mới nổi, từ 4 đơn vị tiền tệ hiện tại lên 10 chẳng hạn trong đó tất nhiên có NDT. Cụ thể, euro và NDT sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất với mỗi đơn vị tiền tệ hơn 20% trong khi USD chỉ 16%, yen 9%, đồng rúp cùng bảng Anh 5%... Sự có mặt NDT trong SDR giúp Trung Quốc hạn chế rủi ro thiệt hại từ việc mất giá USD. Không chỉ nói suông, Trung Quốc trong thực tế đã bắt đầu chiến dịch quốc tế hóa NDT. Vấn đề ở chỗ SDR vẫn chỉ là một đơn vị kế toán hơn là đơn vị tiền tệ có tính thanh khoản. Nó không thể được dùng để can thiệp các thị trường ngoại hối hoặc là đơn vị tiền tệ cho các giao dịch thuần túy. Muốn SDR từ tiền ảo trở thành tiền thật, người ta phải tạo ra những thị trường riêng, trong đó SDR có thể được bán hoặc mua; phải tạo ra những thị trường có tính thanh khoản mà các chính phủ cũng như tập đoàn có thể phát hành trái phiếu SDR với giá cạnh tranh; và còn phải tái cấu trúc các thị trường ngoại hối sao cho giới kinh doanh tiền tệ giờ đây có thể mua bán dễ dàng thông qua đồng tiền trung gian SDR, theo cách USD như hiện nay (chẳng hạn bán đồng won Hàn Quốc mua baht Thái Lan qua trung gian USD). Còn nữa, để SDR trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế, IMF phải có khả năng phát hành SDR dự trữ phòng trường hợp hụt tiền, theo cách tương tự Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) phát hành thêm USD để bảo đảm tính thanh khoản của đồng tiền này vào nửa sau năm 2008. Theo luật hiện tại, SDR không thể được phát hành nếu không có sự đồng thuận của 85% thành viên IMF. Tất cả cho thấy việc "đời sống hóa" SDR là chuyện đầy thách thức (thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta từng cố thực hiện tương tự nhưng thất bại). Phần mình, trong thực tế, NDT còn quá yếu đến mức không thể cạnh tranh với euro, huống hồ USD. Thời điểm hiện tại, người nước ngoài chỉ có thể dùng NDT để mua hàng hóa từ Trung Quốc (hơn là bất kỳ quốc gia nào khác, như USD) hoặc trong các giao dịch xuyên biên giới với những láng giềng sát sườn Trung Quốc. Thế cho nên, những thỏa thuận trao đổi giao dịch bằng NDT giữa Trung Quốc với một số nước như Argentina, Belarus, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc xem ra chẳng có giá trị thực tế; và nó chỉ cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực từng quốc tế hóa NDT trong khó khăn. Những nước trên vẫn không thể dùng NDT để can thiệp các thị trường ngoại hối; nhập khẩu hàng hóa từ một nước thứ ba; hoặc thanh toán cho một ngân hàng nước ngoài hoặc người đầu tư trái phiếu nước ngoài. Cho đến nay, trái phiếu được tính bằng NDT chỉ được bán duy nhất ở Trung Quốc, bởi hệ thống ngân hàng Trung Quốc hoặc một số định chế tài chính đa phương chẳng hạn Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Tài chính quốc tế (International Finance Corporation). Tóm lại, để có thể quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ nói chung, trước hết người ta phải đặt nền móng để dựng lên những thị trường đủ lớn cho hoạt động giao dịch của đơn vị tiền tệ đó. Một cách tổng quát, có ba trụ cột cho việc quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ: Kích cỡ của nền kinh tế quốc gia cũng như khối lượng giao dịch kinh thương; độ rộng và độ sâu của tính thanh khoản đơn vị tiền tệ đó ở các thị trường tài chính toàn cầu; và tính ổn định cũng như khả năng chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ khác. "Con kiến leo cành đa" Mỉa mai thay, trong thực tế, Bắc Kinh không thể chặt đứt mối liên kết với USD, dù họ luôn muốn. Ngay thời điểm hiện tại, Trung Quốc - hơn ai hết - luôn cầu nguyện cho USD đừng tiếp tục mất giá. Với tư cách người nắm giữ số tài sản USD lớn nhất thế giới ngoài nước Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể "đập một nhát" khiến Mỹ "chết tươi", bằng cách chuyển toàn bộ tài sản trên sang đơn vị tiền tệ khác nhưng làm thế chẳng khác gì tự sát bởi nó đồng nghĩa với việc tự thiêu hủy toàn bộ tài sản tích cóp lâu nay. Ngoài ra, như cây bút Friedrich Wu (Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore) viết trên BusinessWeek: Kinh tế dường như hùng mạnh của Trung Quốc lại không đồng nghĩa với một nền kinh tế giàu có mang lại thịnh vượng trọn vẹn cho toàn xã hội. Trung Quốc hiện vẫn thua xa nhiều nền kinh tế ở tỷ lệ bình quân thu nhập đầu người. Ngay cả khi GDP đầu người Trung Quốc có thể vọt lên 49.650USD vào trước năm 2050 so với 2.430USD năm 2007 thì nó vẫn còn kém xa 91.683USD của Mỹ hiện tại, theo dự báo Goldman Sachs. Kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro, đặc biệt tình trạng chênh lệch rộng giữa khu vực thành thị và nông thôn. Thị trường vốn Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với Mỹ hoặc Anh. Thời điểm trước mắt, ít ra cũng vài thập niên nữa, USD vẫn là sự chọn lựa không chỉ với mậu dịch giao thương nhiều nước thế giới mà với cả Trung Quốc. Để duy trì phát triển, Trung Quốc vẫn cần người tiêu dùng Mỹ mở hầu bao cho hàng xuất khẩu của họ. Và chừng nào còn làm ăn với Mỹ và phụ thuộc thị trường Mỹ, người ta còn buộc phải đếm tiền bằng USD. Muốn hay không, sự thật vẫn cứ là như thế! Theo Mạnh Kim Petrotimes | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu? Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Tung hứng ăn ý Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev hôm 20/9 đưa ra lời cảnh cáo với Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, các nhà sản xuất của EU sẽ mất hết vị thế từng có tại thị trường Nga sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ. Theo tờ RT, lý do được Thủ tướng Nga đưa ra là thị trường sẽ được các DN trong và ngoài nước khác chiếm hết. Nga và phương Tây sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết các khúc mắc bởi không thể mãi trừng phạt nhau. Nhưng khi quan hệ bình thường trở lại thì các DN châu Âu sẽ không thể quay trở lại thị trường Nga như cũ và đây là cái giá mà EU phải trả. Theo ông Medvedev, cấm vận sẽ làm EU sẽ mất sạch thị phần tại Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo này cho biết, Moscow sẽ ưu tiên đối với các đối tác Mỹ Latinh và châu Á giúp đỡ Nga trong lúc khó khăn, ngầm hứa hẹn các cam kết dài hạn trong hợp tác thương mại với Nga. Trước đó, hôm 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã vi phạm các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cho biết Nga không có ý định trả đũa và khẳng định các lệnh trừng phạt đó sẽ khiến Nga tự vực dậy nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh... Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Trả lời Reuters, ông Putin cho biết Nga sẽ nghĩ tới những lợi ích của nền kinh tế với trọng tâm là phát triển và bảo vệ các nhà sản xuất và thị trường trong nước trước những sự cạnh tranh không công bằng. Có thể thấy, tuyên bố của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev trong vài ngày qua tiếp tục rất "ăn ý" với Tổng thống Putin. Gần đây, các tuyên bố này dường như không còn gắn với hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà các nhà lãnh đạo Nga liên tục đưa ra trước đó, mà thay vào đó là các cảnh báo về hậu quả của các đòn trừng phạt đáng tiếc này. Trước đó, ngay sau khi đón nhận thông tin phương Tây chính tiếp tục ấp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, cùng với những cảnh báo trả đũa, ông Putin cho biết, nước Nga sẽ hướng theo con đường kinh tế tự chủ. Lệnh trừng phạt của phương Tây thậm chí còn giúp Nga tăng khả năng tự cung tự cấp. Trợ lý Tổng thống Nga Andrei Belousov bên lề hành lang một hội thảo kinh tế khi đó cho biết, có rất nhiều lĩnh vực phi nông sản thực phẩm mà mức độ lệ thuộc của phương Tây vào nó lớn hơn phía Liên bang Nga rất nhiều. Các mặt hàng được nêu ra như ôtô nhập khẩu, nhất là ô tô đã qua sử dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như quần áo... Putin và Medvedev đưa nước Nga về đâu? Phản ứng cũng gần như tức thời trước gói trừng phạt số 2 mà phương Tây đưa ra, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev khi đó đã đề cập tới các biện pháp trả đũa trong đó có tuyên bố cho rằng: nếu cấm vận nhắm vào ngành năng lượng và tài chính, Nga sẽ phản ứng tương xứng và nhấn mạnh sẽ chỉ có hãng bay của "các nước bạn bè với Nga" được bay qua không phận nước này. Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU. Trong khoảng thời gian EU đang cân nhắc thời điểm áp dụng gói trừng phạt mới, Tổng thống Vladimir Putin hôm 10/9 cho biết, Nga phải duy trì răn đe hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa an ninh đang gia tăng. Ông Putin cũng đã nhắc nhở các đối tác phương Tây rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân. Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng không ngần ngại cảnh báo cho rằng, Mỹ và EU cần tính tới những lợi ích của một cường quốc hạt nhân như Nga. Theo trang Channel News Asia, ông Medvedev nhấn mạnh, Nga sở hữu phần lãnh thổ rộng lớn nhất. Họ có năng lực hạt nhân, có gần 150 triệu dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào... Hàng loạt các biện pháp trả đũa đã được các nhà lãnh đạo Nga đề cập dồn dập trong khoảng 2 tuần qua, từ cấm nhập khẩu ôtô, quần áo, ngừng sử dụng USD, thậm chí là cấm sử dụng không phận Nga... Những lời đe dọa liên quan tới dầu khí, tới mùa đông lạnh giá và thậm chí là những lời bóng gió về năng lực hạt nhân... đều đã được nhắc tới. Tuy nhiên, có một thực tế là, trừng phạt là điều mà không chỉ châu Âu mà Nga cũng không hề mong muốn. Những tín hiệu phát đi từ ông Putin và ông Medvedev gần đây đều cho thấy, Nga đang rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp trả đũa. Nền kinh tế Nga đã phát triển khá mạnh mẽ trong thập kỷ qua, thị trường rộng lớn, tài nguyên dồi dào... Tuy nhiên, trong một thế giới hiện nay khi mà các nền kinh tế quan hệ mật thiết với nhau để phát triển thì Nga rõ ràng không muốn tự tách mình ra. Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU. Ông Putin cũng tính tới các biện pháp trả đũa nhưng khẳng định những biện pháp này sẽ có lợi cho Nga, không hủy hoại Nga. Thủ tướng Medvedev cuối tuần qua cho biết, Nga luôn nhìn về cả phương Tây và phương Đông. Theo đó, trong những năm tới, Nga sẽ thiết lập hợp tác với chặt chẽ với khu vực châu Á, nhưng đồng thời Nga không định rời bỏ truyền thống và tiếp tục nhìn cả về phương Tây lẫn phương Đông. Theo vị thủ tướng này, Nga thúc đẩy ngành công nghiệp và nông nghiệp nội địa và hướng về châu Á nhưng không muốn tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đồng thời cảnh báo mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và phớt lờ Moscow là không thể. Theo Văn Minh Vietnamnet | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành công của Olympic Việt Nam không đến từ ăn may Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Có mảng có miếng Sau trận thắng thứ 2 của mình tại vòng bảng trước Kyrgyzstan, Olympic Việt Nam đã chính thức lên tiếng về chuyện chúng ta có may mắn hay không ở Asiad lần này. Dĩ nhiên, Kyrgyzstan chưa phải dạng đội bóng quá mạnh ở châu Á, nhưng dù sao thắng được đối thủ cao to hơn mình, có tư duy chơi bóng khá hiện đại cũng là điều đáng khen với Olympic Việt Nam. Cũng đừng quên Kyrgyzstan vừa hòa Iran, sau khi đội bóng Tây Á đã chấn chỉnh đội hình, đã thận trọng hơn vì trận thua Việt Nam. Có nghĩa là Kyrgyzstan cũng không thuộc dạng hàng… dế. Xem kỹ cách thi đấu của Olympic Việt Nam trước Kyrgyzstan, dễ thấy là chúng ta đá có mảng có miếng hẳn hoi, chiến thuật rất rõ ràng. Trong phản công HLV Miura cho các học trò chơi khác, trong khi lúc tấn công trực diện ông hướng cho các cầu thủ đá khác. Olympic Việt Nam chứng tỏ họ không ăn may tại Asiad lần này - Ảnh: Gia Hưng Rất nhiều những pha chọc khe và đảo cánh được các cầu thủ Olympic Việt Nam thực hiện, khiến đối thủ bất ngờ. Đương nhiên không phải động tác nào và pha phối hợp nào các cầu thủ cũng thực hiện hoàn hảo, vì kỹ thuật của cầu thủ Việt Nam không thuộc loại xuất sắc gì, cũng chẳng ai giỏi đến mức có thể trong vòng vài tháng có thể thay đổi toàn bộ nền tảng kỹ thuật của cầu thủ, nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ lối chơi của Olympic Việt Nam có ý đồ rõ ràng. Ý đồ đấy khác xa với thời các HLV nội còn nắm các đội tuyển quốc gia trong vài năm gần đây. Thời đấy, cầu thủ của chúng ta khi mang bóng lên phía trên thậm chí còn không biết họ mang bóng lên để làm gì? Chuyển hướng tấn công như thế nào? Đánh vào chỗ yếu nào của đối phương? Và trận thắng trước Kyrgyzstan mới đây cũng một lần nữa khẳng định thể lực của chúng ta đã được cải thiện tốt hơn nhiều so với trước. Đá với Iran, rồi đá với Kyrgyzstan toàn to, khỏe hơn mình, nhưng các cầu thủ của HLV Miura vẫn tranh chấp tốc đua tốc độ và không chiến tốt. Đây là những rất tích cực đối với cầu thủ nội vốn trước giờ nổi tiếng lười tập và lười di chuyển. Thay đổi về mặt tư tưởng Một thay đổi khác được HLV Miura thổi vào các cầu thủ Việt Nam, đấy chính là tính chuyên nghiệp trong thi đấu. Như đã từng đề cập, Olympic Việt Nam trước trận đá với Kyrgyzstan đã chắc suất vào vòng knock-out. Ở giai đoạn tiếp theo (tính đến trước trận gặp Kyrgyzstan), Olympic Việt Nam có khả năng đụng độ UAE hoặc Jordan. Về cơ bản, 2 đối thủ này không cách biệt nhau về trình độ, đồng thời đều xếp trên Việt Nam. Với nhiều người, người ta có thể không để cho cầu thủ của mình đá thật ở một trận đấu dạng như trận gặp Kyrgyzstan, nhưng HLV Miura thì khác, ông vẫn nghiêm túc đúng tác phong chuyên nghiệp kiểu bóng đá Nhật. Sở dĩ phải nói điều này vì khoảng 1 năm trước, trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 27, U23 Việt Nam khi đó với thành phần gồm nhiều cầu thủ đang khoác áo đội tuyển Olympic hiện nay đã chọn cách… hòa rất tiêu cực với Bangu Atletico (Brazil) ở giải đấu quốc tế tại Bình Dương, hòng tránh chủ giải B.Bình Dương ở bán kết. Olympic Việt Nam quyết tâm vào tứ kết - Ảnh: Gia Hưng Hậu quả của những tính toán thiếu tích cực đấy đã ảnh hưởng như thế nào đến các cầu thủ sau đó thì có lẽ không cần phải nhắc lại. Đấy cũng là khác biệt giữa đội bóng của một HLV chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản như ông Miura, với đội bóng của người tiền nhiệm của ông trước đó. Sự nghiêm túc của HLV Miura đang được thổi vào các cầu thủ. HLV Miura đang chứng tỏ được năng lực của mình, và vị HLV người Nhật cũng muốn các học trò chứng minh điều đó. Olympic Việt Nam đang đi đúng đường trên hành trình tại Asiad 2014. Đội bóng của HLV Miura vừa tạo nên lịch sử là vào vòng knock-out Á vận hội bằng thành tích toàn thắng ở vòng bảng. Họ cũng vừa chứng minh rằng họ lập nên thành tích lịch sử ấy không phải nhờ ăn may, mà nhờ sự chuẩn bị nghiêm túc. Kim Điền Các bài đã đăng
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cầu thủ MU nguyền rủa Van Gaal vì thay Di Maria Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Trong trận đấu với Leicester City, Di Maria tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng và trở thành đầu tầu của MU. Tuy vậy, HLV Van Gaal lại quyết định thay thế cầu thủ này ở phút 76, thời điểm tỷ số trận đấu đang là 3-3.
HLV Van Gaal chịu rất nhiều sức ép Đây là quyết định tạo nên rất nhiều tranh cãi. Ngay cả chính những cầu thủ MU cũng không hài lòng với ông thày người Hà Lan. Theo tờ Daily Mail, người ta đã nghe thấy lời chửi của cầu thủ Quỷ đỏ hướng về HLV Van Gaal sau khi đưa tiền vệ người Argentina ra sân với nội dung: "Thế quái nào lại thay Di Maria ra thế?". Điều này khiến không ít người hâm mộ đặt câu hỏi liệu chăng nội bộ của MU đang thực sự có vấn đề sau những kết quả gây thất vọng vừa qua. HLV Van Gaal đã không còn giữ được cái uy trước các học trò. Theo báo giới Anh, sau trận thua Leicester City vừa qua, HLV người Hà Lan đã nổi trận lôi đình, mắng nhiếc thậm tệ các cầu thủ đội bóng sau màn trình diễn rất đáng thất vọng trong cuộc chiến này. Có thể thấy sức ép vô cùng lớn đang đổ dồn về phía HLV Van Gaal từ cả cầu thủ, CĐV lẫn truyền thông. Ông đã chi tới 170 triệu bảng trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè nhưng lại thể hiện thành tích thua xa David Moyes cùng kỳ năm ngoái. H.Long | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Real Madrid tiếp tục tạo nên “cơn mưa bàn thắng”? Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Real Madrid đã chịu rất nhiều chỉ trích sau khi thua liên tiếp của Sociedad lẫn Atletico và đánh dấu sự khởi đầu La Liga tồi tệ nhất trong lịch sử. HLV Ancelotti cũng bị hoài nghi nhiều về năng lực, nhất là khi ông đang sở hữu quá nhiều ngôi sao đắt giá của bóng đá thé giới. Vượt qua sức ép tâm lý, Real Madrid đã thi đấu tưng bừng để giành chiến thắng 8-2 trước Deportivo tại Riazor, sân đấu để lại nhiều nỗi ám ảnh cho "Kền kền trắng". Ancelotti cũng xóa đi được cái dớp của chính ông khi còn dẫn dắt AC Milan, nhưng điều đó cũng không khiến Real Madrid được đánh giá quá cao.
Real Madrid đã lấy lại tinh thần sau chiến thắng 8-2 trước Atletico Ronaldo lập hattrick, Bale cùng Chichirito lập cú đúp còn James Rodriguez để lại dấu ấn với một bàn thắng. Cả 8 bàn thắng Real Madrid ghi được đều rất đẹp mắt và cho thấy sức mạnh khủng khiếp trên hàng công CLB Hoàng gia. Tuy nhiên, HLV Ancelotti vẫn có điểm không hài lòng về lối chơi đội nhà.
Hàng công chơi ổn định, nhưng điều đó chưa thể khẳng định Real Madrid đã tìm lại được phong độ hủy diệt. Họ còn nhiều việc phải cố gắng để trở lại cuộc đua vô địch.Real Madrid mới có được 6 điểm/4 trận, họ còn kém Barcelona 6 điểm nên không được phép sảy chân thêm trận đấu nào. Không chỉ Barcelona, Real Madrid có kém cả Sevilla, Valencia đến 4 điểm, nên để trở lại cuộc đua vô địch với "Kền kền trắng" thực sự rất gian nan. Thắng lợi "8 sao" trước Deportivo đã giúp toàn đội giải tỏa được áp lực tâm lý và giờ là lúc đoàn quân HLV Ancelotti hướng đến những chiến thắng liên tiếp. Đêm nay, Real Madrid sẽ tiếp đón đội bóng mới lên hạng Elche trên sân nhà và chiến thắng là điều nằm trong tầm tay đoàn quân HLV Ancelotti. Nhưng họ sẽ chiến thắng ra sao, theo cách nào là điều mà các madridista chờ đợi, đặc biệt là tất cả đang chờ đợi sự tỏa sáng trên hàng công.
Elche (trắng) bị đánh giá khá yếu Do lịch thi đấu dày đặc, HLV Ancelotti sẽ phải sử dụng chính sách xoay vòng đội hình. Casillas, Ramos, Pepe, Modric, Benzema sẽ được nghỉ ngơi để dành sức cho cuối tuần. Dù thay nửa đội hình, nhưng Real Madrid vẫn sở hữu lực lượng mạnh để tiếp đón Elche. Nacho sẽ sát cánh cùng Varane ở vị trí trung vệ, thủ thành Keylor Navas bắt chính. Ở giữa sân, Isco sẽ đá chính cùng Kroos và James Rodriguez. Với phong độ xuất sắc ở trận gặp Deportivo, Chichachiro sẽ đá ở vị trí trung phong bên cạnh hai ngôi sao C.Ronaldo và Gareth Bale. Elche không có một cầu thủ đáng chú ý nào, họ vẫn dựa trên một đội hình gắn kết, đồng đều dưới sự dẫn dắt của HLV Escriba. Tuy nhiên, Elche bị đánh giá khá yếu ở hàng phòng ngự và luôn nhận những trận thua đậm, điển hình là thất bại 0-3 dưới tay Barcelona ở ngày mở màn La Liga. Trước một đối thủ yếu hơn về mọi mặt, 3 điểm là điều nằm trong tầm tay Real Madrid, nhưng thầy trò HLV Ancelotti cần một chiến thắng đậm đà tiếp theo để lấy lại tinh thần và tạo điểm nhấn cho cuộc đua vô địch La Liga năm nay.
Kiều My | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cầu thủ đột tử sau khi Frank Lampard ghi bàn Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Bàn thắng của Frank Lampard vào lưới Chelsea mới đây đã mang tới quá nhiều xúc cảm cho những người hâm mộ. Thậm chí, nó còn mang tới cú sốc lớn cho một CĐV Chelsea, dẫn tới cái chết của người này. Cầu thủ đột tử sau khi chứng kiến Lampard lập công Theo báo giới, Fahad Musana, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Uganda (đang thi đấu cho CLB Simba), một CĐV cuồng nhiệt của Chelsea, đã lên cơn đau tim và đột tử ngay sau khi Frank Lampard chọc thủng lưới đội bóng cũ. Điều đáng nói, trước đó, cầu thủ này không có dấu hiệu bất thường nào, thậm chí còn ăn mừng bàn thắng của Andre Schurrle. Được biết, ngay trước thời khắc về với Chúa, Fahad Musana còn tham gia tập luyện và ra sân trong chiến thắng 1-0 của đội Simba trước đối thủ Entebbe tại giải VĐQG Uganda. Trước báo giới, người bạn thân của Fahad Musana, Bagoole cho biết: "Anh ấy là CĐV cuồng nhiệt của Chelsea và sẽ làm bất kỳ điều gì cho CLB này, ngoại trừ việc tham gia đánh bạc". Trong khi đó, tờ báo địa phương có tên Kawowo tiết lộ: "Một CĐV trung thành của Chelsea đã chết. Một cú sốc lớn về tinh thần đã dẫn tới cơn suy tim và các biến chứng hô hấp của anh ta". H.Long
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ đồng: Phụ huynh “phản pháo” Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Đại hội phụ huynh Trường THCS Colette diễn ra vào sáng 21/9. Nội dung được ban đại diện phụ huynh các lớp quan tâm nhất chính là đề xuất của trường về việc đóng góp xây dựng nhà vệ sinh thông minh cho học sinh (HS) với số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.
Nhiều đại diện phụ huynh Trường THCS Colette, TPHCM chi phí xây dựng nhà vệ sinh 2 tỷ đồng là quá cao. Trong ảnh: Đại hội phụ huynh học sinh Trường THCS Colette diễn ra ngày 21/9. Chiếu những hình ảnh về thực trạng nhà vệ sinh ngồi "chổm hổm", đã xuống cấp của trường, thầy Lê Kim Giang, hiệu trưởng nhà trường, nói "Đưa ra những hình ảnh này với phụ huynh nhà trường cũng xấu hổ lắm". Trường có gần 2.000 HS, chưa kể ca tối, nhà vệ sinh hiện tại không chỉ xuống cấp mà còn quá tải gây khổ sở cho HS. Sau đó, trên máy chiếu hiện lên hình ảnh về khu nhà vệ sinh hiện đại mà thầy Giang gọi là "ước mơ" để các em HS không còn phải khổ sở, bịt mũi mỗi lúc đi vệ sinh. Từ phụ huynh, HS và giáo viên ai cũng mong mỏi có nhà vệ sinh khang trang, sạch sẽ trong trường học. Điều này sẽ tác động tốt đến lớn đến tâm lý người dạy, người học. Việc lãnh đạo nhà trường không xem nhà vệ sinh là "chuyện nhỏ" trong hoạt động giáo dục, quan tâm đến những điều nhỏ nhất chứ không phải những chuyện "trên trời" là một điều rất đáng hoan nghênh. Nhưng với dự án nhà vệ sinh gần 2 tỷ đồng, nhiều đại diện phụ huynh của một số lớp đã lập tức lên tiếng phản đối. Nhất là trong điều kiện trường còn nhiều có những hạng mục cần giải quyết sớm như bàn ghế xuống cấp, ngay giữa trung tâm thành phố vẫn HS vẫn đang phải sử dụng nước giếng khoan, chưa có nước máy. Một phụ huynh cho rằng, xây nhà vệ sinh là một chủ trương chưa cấp thiết nên không cần phải gấp gáp. Ước mơ để các em không phải ám ảnh, được thoái mái khi đi vệ sinh ai cũng muốn nhưng phải thực tế, phù hợp trong khả năng tốt nhất thì mới có thể hiện thực hóa. "Đề xuất việc xây dựng nhà vệ sinh 2 tỷ đồng, nhiều phụ huynh kêu cao quá" - phụ huynh này nói.
Khu nhà vệ sinh nữ tại tầng 1 của Trường THCS Colette. Một ông bố tên Phương, đại diện phụ huynh lớp 6/3 cho rằng, nhà trường ngay giữa trung tâm quận 3 mà chưa có nước máy thì hơi lạ. Điều cấp bách này không khó để giải quyết, nhà trường cần khắc phục sớm. Theo anh Phương, việc xây dựng nhà vệ sinh là cần thiết nhưng cần xem lại số tiền và cách làm, không thể ép phụ huynh. "Đầu năm nhiều phụ huynh bị ngợp, họ kêu đóng nhiều tiền quá. Không bằng lòng thì họ sẽ phản ánh với báo chí", anh Phương nói với lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường. Số đông phụ huynh cũng bày tỏ băn khoăn, trước khi đóng tiền họ cần phải biết quy mô công trình thế nào, thời gian thực hiện trong bao lâu. Và khi tổ chức xây dựng thì giải quyết vấn đề đi vệ sinh của các em được giải quyết ra sao. Ý kiến nhiều phụ huynh các lớp cũng nghiêng về phương án cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh hiện tại cùng việc tăng cường lao công để giữ nhà vệ sinh được sạch sẽ. Được biết, năm học 2013 - 2014, Trường THCS Colette đưa công trình máy lạnh và máy chiếu vào trường học với kinh phí 1,6 tỷ đồng, nhà trường đã thu được 595 triệu đồng. Khoản còn lại, năm nay phụ huynh vẫn đang "trả góp" (mỗi HS đóng từ 100 .000 đến 500.000 đồng/năm- tùy khối) và trả tới năm học 2015 - 2016 mới giải quyết xong. Ngoài ra, năm học 2014 - 2015, trường còn có 16 khoản thu theo thỏa thuận như tiền đầu tư trang bị phòng máy vi tính (30.000 đồng/tháng/HS, tiền đề thi - giấy thi (60.000 đồng/tháng/HS), tiền Video - Lab (60.000 đồng/tháng), tiền tổ chức bán trú… Lê Đăng Đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, các trường tiểu học thực hiện việc dạy học cả ngày năm học 2014-2015 cần đảm bảo sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ thời gian tăng thêm trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, môn Toán để học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Các trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, giáo dục mĩ thuật với nội dung, hình thức linh hoạt, phong phú, đa dạng và hấp dẫn, phát huy được vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Tăng cường triển khai hoạt động các mô hình như: thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện đa chức năng phù hợp với thực tế và nhu cầu nhà trường. Khuyến khích triển khai các loại hình câu lạc bộ, trong đó chú trọng loại hình câu lạc bộ "Em yêu khoa học" hoặc câu lạc bộ Tìm hiểu khoa học, khám phá thế giới xung quanh… với mục tiêu giúp học sinh làm quen với cách học mới, đó là tham gia vào các thực nghiệm để tìm tòi, sáng tạo. Thông qua đó, phát triển hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, cần tăng cường, phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh bằng việc dành thời gian hợp lý cho các tiết tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt và rèn luyện trong các tiết học khác một cách thích hợp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động lồng ghép rèn luyện tiếng Việt qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung, chương trình, thời khóa biểu dạy - học cần được thiết kế, phân phối đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học và điều kiện cụ thể về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất… của từng trường. Tiếp tục tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động ăn trưa, bán trú cho học sinh. Trong đó, cần phát huy vai trò chủ động, tích cực thực hiện vận động xã hội hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của dạy - học cả ngày, để tổ chức được ăn trưa, bán trú cho tất cả học sinh tại tất cả các điểm trường trong các ngày học cả ngày tại trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, sức khỏe của học sinh như: đọc truyện, xem phim thiếu nhi, vui chơi, chơi trò chơi dân gian trong thời gian nghỉ trưa các ngày học cả ngày. Tùy điều kiện và nhu cầu thực tế, nhà trường có thể tổ chức ngủ trưa cho học sinh. Các trường có thể giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình, nội dung và xây dựng kế hoạch dạy học. Tăng cường các hoạt động dự giờ và thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó, trong bồi dưỡng, tập huấn cho các giáo viên cần lưu ý tăng cường giám sát tự học, tự nghiên cứu của giáo viên để đạt hiệu quả tốt nhất. Huỳnh Hải
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sau vụ múa cột phản cảm, TPHCM chấn chỉnh lễ hội trong trường học Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, các trường học đã thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động lễ hội trong nhà trường. Qua đó góp phần tạo nên nhiều hoạt động lễ hội với màu sắc đa dạng, phong phú, thu hút học sinh tham gia; góp phần xây dựng nên nét đẹp văn hóa học đường, tạo được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và tạo dư luận tốt trong xã hội. Học sinh cũ múa cột phản cảm sau lễ khai giảng của Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, TPHCM. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, chưa quản lý sâu sát các hoạt động lễ hội trong nhà trường. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư tình cảm của các bậc cha mẹ và các em học sinh; đặc biệt là gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Một trong những "sự cố" gây bức xúc dư luận có thể kể đến là màn múa cột phản cảm của học trò cũ tại Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm diễn ra ngay sau lễ khai giảng năm học mới. Sau đó, trợ lý thanh niên của trường - người được xem là chịu trách nhiệm về sự việc - bị kỷ luật ở mức khiển trách. Để thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường học, văn bản của Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức các hoạt động lễ trong nhà trường. Theo đó, yêu cầu các hoạt động lễ hội trong nhà trường được xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, phân công rõ ràng trách nhiệm từng thành viên trong ban tổ chức; kiểm soát chặt chẽ từng nội dung, từng tiết mục trong chương trình lễ hội. Các thành viên trong ban giám hiệu phải được phân công phụ trách và theo sát các hoạt động diễn ra để có báo cáo và chỉ đạo kịp thời các tình huống phát sinh. Trong quá trình thực hiện, nếu để xảy ra những sự việc làm ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của các bậc cha mẹ và các em học sinh; ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội thì thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Ban Giám đốc Sở GD-ĐT. Hoài Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng đến nền giáo dục thực học Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụng sau năm 2015) là một nhiệm vụ chủ yếu và hết sức quan trọng. Giáo dục là cuộc sống Đất nước ta tiến hành cuộc đổi mới từ năm 1986 bằng việc thay thế cơ chế quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục đã không theo kịp sự đổi mới của đất nước nên chưa xác định được triết lý giáo dục mới đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự thất bại của các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục vừa qua. Giờ đây, để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên là phải xác định triết lý giáo dục mới cho nó. Triết lý này cần xuất phát từ quan điểm nổi tiếng của John Dewey (1859-1952, nhà giáo dục Mỹ): "Giáo dục chính là bản thân cuộc sống"; phải đáp ứng được tiêu chí phát triển của đất nước hiện nay là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; đồng thời chiếu theo bốn trụ cột của sứ mệnh giáo dục quốc tế cho thế kỷ 21 là "Học để biết (learning to know), học để làm (learning to do), học để cùng chung sống (learning to live together) và học để sinh tồn (learning to be)". Theo đó, triết lý này cần thể hiện quan điểm "dạy và học những gì mà xã hội cần, không phải những gì mà người thầy có". Từ các triết lý trên có thể đề nghị bốn thuộc tính của nền giáo dục Việt Nam là "thực học, dân chủ, dân tộc và khai phóng". "Thực học" đối với các nước tiên tiến từ lâu đã trở thành lẽ đương nhiên không cần đề xướng. Nhưng đối với Việt Nam , nơi mà truyền thống học để thi đỗ làm quan cùng với tệ nạn dạy học giả để đạt những giá trị giả mà lấy bằng cấp thật vẫn đang ngự trị xã hội thì việc nhấn mạnh thuộc tính này là rất cần thiết. Thuộc tính này chính là "bốn trụ cột" mà UNESCO đã khẳng định. Quyền lựa chọn SGK cho việc dạy và học hoàn toàn thuộc về giáo viên và học sinh. Trong ảnh: Học sinh miền Tây Nam Bộ đi học mùa lũ. (Ảnh: TL) "Dân chủ" cũng là một thuộc tính cần nhấn mạnh để vạch rõ một nền giáo dục nhằm mục tiêu phục vụ cuộc sống của nhân dân, bao gồm cá nhân, gia đình và xã hội. Với ý nghĩa đó, dân chủ đồng thời mang tính chất nhân bản, nó đòi hỏi việc quản lý điều hành giáo dục phải được thực hiện bằng cơ chế dân chủ-khoa học thay cho cơ chế quan liêu-bao cấp hiện hành. "Dân tộc" luôn luôn là thuộc tính không thể thiếu của giáo dục. Bởi vì trong một thế giới mà sự hội nhập quốc tế đã trở thành động lực đương nhiên của sự phát triển thì việc bảo vệ chủ quyền và bản sắc dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Do đó nền giáo dục quốc dân phải giữ vững truyền thống và thấm nhuần bản sắc dân tộc, để tạo nên một giá trị cơ bản của dân tộc cho các thế hệ tương lai của đất nước. "Khai phóng" là một thuộc tính hết sức cần thiết đối với giáo dục nước ta xét trên cả bình diện đối nội và đối ngoại. Ở trong nước, thuộc tính này đòi hỏi tầm nhìn cởi mở phóng khoáng đối với mọi ý tưởng hay phát minh sáng chế, tránh sự ràng buộc hay áp đặt của những tư tưởng bảo thủ lỗi thời; còn đối với bên ngoài, "khai phóng" có nghĩa là mở rộng hội nhập quốc tế, tiếp thu khoa học hiện đại để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Nói chung, đó là triết lý của một nền giáo dục dân chủ. "Trói" hoạt động nhà trường vào bộ SGK Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sự thất bại trước đây của các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục nói chung cũng như của việc đổi mới chương trình học nói riêng, nhưng nguyên nhân chủ yếu nằm ở cơ chế quản lý điều hành nặng tính quan liêu-bao cấp chưa được tháo gỡ. Đối với chương trình học, cơ chế này được thể hiện qua sự độc quyền học vấn bằng nguyên tắc "một chương trình, một bộ sách giáo khoa (SGK) thống nhất", dẫn tới sự lẫn lộn về chức năng của chương trình học với chức năng của SGK và được vận hành bằng quan điểm chỉ đạo "SGK là pháp lệnh". Chính cái cơ chế dẫn đến nguyên tắc và quan điểm đó đã trói buộc hoạt động dạy học trong nhà trường vào bộ SGK, biến chương trình học thành đề cương biên soạn sách, biến giáo viên thành công cụ thuyết minh các cuốn sách, dẫn đến lối dạy học "đọc-chép" trong nhà trường, làm cho học sinh phải học thuộc lòng những vỏ kiến thức rỗng. Khoa học giáo dục hiện đại phân biệt rất rõ ràng chức năng của chương trình học với chức năng của SGK. Chương trình học là văn bản pháp lý (mà ta vẫn gọi là "pháp lệnh") buộc giáo viên phải tuân thủ; còn SGK, mặc dù được biên soạn dựa trên chương trình, chỉ là công cụ để giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học. Vì vậy, ở các nước tiên tiến, cơ quan quản lý giáo dục chỉ nghiên cứu và biên soạn chương trình học để cấp cho giáo viên thực hiện; còn việc biên soạn SGK thì dành cho tất cả những ai có năng lực. Khi thiết kế bài học (tức là soạn giáo án), giáo viên có quyền lựa chọn SGK thích hợp với mình, hoặc viết và dùng sách của chính mình. Từ khi có mạng Internet, trên thế giới đã xuất hiện khuynh hướng dạy học không cần SGK. Thực trạng giáo dục Việt Nam đã chỉ ra rằng: Phải tách bạch chức năng của chương trình học với chức năng của SGK, dứt khoát từ bỏ nguyên tắc "một chương trình-một bộ SGK thống nhất" để chuyển sang áp dụng nguyên tắc "một chương trình-nhiều bộ SGK", thay quan điểm "SGK là pháp lệnh" bằng quan điểm "chương trình học là pháp lệnh". Mọi hoạt động dạy học, thi cử, thanh tra giáo dục… đều dựa trên chương trình học chứ không chiếu theo SGK. Đối với việc quản lý điều hành giáo dục nói chung, cơ chế quan liêu-bao cấp vẫn đang tồn tại chính là nguyên nhân tạo nên sự giả dối trong giáo dục, kìm hãm sự chủ động và sáng tạo trong nhà trường và tước mất quyền làm chủ của nhà giáo trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy cơ chế này cần được xóa bỏ để thay thế bằng cơ chế quản lý dân chủ-khoa học. Theo đó, cần bãi bỏ những mệnh lệnh hành chính với những chỉ tiêu chủ quan áp đặt từ trên xuống, đưa thi đua vào đúng thực chất của việc dạy tốt, học tốt với chất lượng thực sự, trả lại vai trò chủ thể giáo dục cho các nhà trường ở cơ sở mà nhân vật quan trọng nhất là các nhà giáo. Từ bỏ di sảnquan liêu-bao cấp Việc xây dựng chương trình phải được giao cho những chuyên gia về phát triển chương trình học (curriculum development) thực hiện theo các nguyên lý khoa học. Đồng thời, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy về giáo dục phổ thông, từ bỏ những di sản của cơ chế quan liêu bao cấp trong quản lý điều hành giáo dục, chuyển sang thực hiện cơ chế dân chủ-khoa học, trao quyền chủ động sáng tạo cho giáo viên đứng lớp ở nhà trường trong khuôn khổ những quy định của chương trình học. Sau khi hoàn thành, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được trình bày trong một ấn phẩm để xuất bản và phát hành cho giáo viên thực hiện. Giáo viên sẽ căn cứ vào chương trình của Bộ và mọi nguồn tư liệu hiện có (kể cả SGK hiện hành) để thiết kế bài học (course design) tức soạn giáo án giảng dạy cho học sinh bằng trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm của chính mình. Việc biên soạn SGK tương thích với chương trình mới sẽ dành cho bất cứ nhà chuyên môn nào có khả năng thực hiện và khi ấy đương nhiên sẽ có nhiều bộ SGK cho một bộ môn. Quyền lựa chọn SGK cho việc dạy học hoàn toàn thuộc về giáo viên và học sinh. Với cơ chế quản lý dân chủ-khoa học được xác lập, một nền giáo dục trung thực với vai trò chủ động sáng tạo của giáo viên sẽ đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của đất nước.
Lê Vinh Quốc, Tiến sĩ Giáo dục Theo Pháp luật TPHCM
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
"Mẹ ơi đừng chết, cơm rau mẹ nấu con thấy vẫn ngon" Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT
Căn nhà của mẹ con chị Nguyễn Thị Lan (SN 1966) và cháu Nguyễn Thị Phương (SN 2004) trú tại xóm 5, xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nằm lẩn khuất cuối con đường quanh co, cỏ mọc um tùm. Đó là căn nhà thờ của cụ ngoại được người bác cho mượn để tá túc. Chỉ lúc ngủ hai mẹ con mới mở cửa để lên gian cạnh gian thờ còn mọi sinh hoạt đều diễn ra ở căn bếp. Nói là căn bếp nhưng nó chỉ là mấy tấm pro xi-măng ghé vào bức tường xiêu vẹo loang lổ. Ngày nắng còn đỡ, ngày mưa có khi hai mẹ con phải quàng cả ni lông mà nấu nướng hay ăn uống. Đón chúng tôi bằng giọng nói khào khào yếu ớt là một người phụ nữ khắc khổ trong bộ quần áo rách bươm. Lật đật dỡ cái nón mê rách te tua chị mời khách vào nhà rồi ái ngại vì không biết mời khách ngồi ở đâu để nói chuyện. Nhìn đôi bàn chân to bè lấm lem đất cát, chị Lan nói như thanh minh: "Con bé đi học, tôi gắng ra vườn bòn bó rau mai đi chợ kiếm bơ gạo". Căn nhà sực lên mùi ẩm mốc của quần áo vắt trên vách lâu ngày, của người ốm…
Chị Nguyễn Thị Lan bị ung thư khoang mũi đã trải qua giai đoạn xạ trị nhưng giờ không có tiền để tiếp tục chữa bệnh.
Mẹ mất sớm, chị cùng bố chăm lo cho đàn em trứng gà trứng vịt. Rồi bố chị cũng qua đời sau đó ít lâu vì bệnh tật, túng quẫn. Chị Lan thay bố mẹ nuôi nấng, dựng vợ gả chồng cho các em. Đến khi ngoảnh lại thì đã quá lứa, lỡ thì. Không có nhan sắc, không có của nả, sức khỏe đã bị lo toan bòn rút nên chẳng có người đàn ông nào dám đến với chị. Các em lập gia đình, có cuộc sống riêng, đứa nào cũng phải giật gấu vá vai mới đủ sống, chị giật mình thảng thốt: về già mình cậy ai?
Gian nhà cấp 4 do bố mẹ để mối ăn hết rồi đổ sập. Người bác gái đằng họ ngoại cho chị tá túc trong căn nhà cũ giờ đã được sửa sang thành nhà thờ. Sống cô quạnh một mình, những lúc ốm đau lại thấy khát khao có đứa con hơn bao giờ hết. Vượt qua dư luận, chị "xin" người ta đứa con, tức là bé Phương bây giờ. Không có cha nên con bé mang họ mẹ. Từ ngày có con bé, vất vả hơn trăm lần nhưng chị hạnh phúc lắm. Hai mẹ con quấn quýt rau cháo nuôi nhau.
Bé Phương lớn lên trong túng quẫn, nghèo khổ, người mẹ nghèo lại gánh thêm nỗi lo toan. Các em của bà Lan người thì ở xa nhưng hoàn cảnh khó khăn nên chẳng giúp được gì cho 2 mẹ con. Hai mẹ con bòn mót mấy thước ruộng khoán, ao rau muống và cái vườn con con để sống qua ngày. Hết đi chợ bán rau, hai mẹ con lại dắt díu nhau ra đồng bắt con cua, con ốc cải thiện thêm. Sức khỏe suy kiệt nhưng chị Lan cũng phải bòn mót bó rau trong vườn để mang đi bán nhằm duy trì bữa ăn cho 2 mẹ con. Năm 2011, sức khỏe sút kém, chị Lan đi khám bệnh phát hiện bị ung thư xoang mũi! Nhìn tờ phiếu xét nghiệm chị chẳng hiểu gì, cứ ngỡ bệnh bình thường thôi. Nhưng rồi nghe người ta giải thích là ung thư thì chị rụng rời cả tay chân. Ung thư thì cầm chắc cái chết rồi? Còn con Phương thì răng đây? Nó không có cha, không có cả ông bà nội ngoại... Tai chị như ù đi khi mường tượng ra cái kết cục không mong muốn sắp xảy ra với mình. "Ngày xách túi ra bệnh viện để hóa trị con bé cứ níu lấy chân mẹ mà khóc, không cho đi. Mẹ khóc, con khóc nhưng rồi chị cũng phải rứt áo mà đi. Xạ trị tốn kém nhưng may ra trời thương còn cho sống để có mẹ có con...", chị kể. Trải qua 35 mũi xạ trị tóc chị trọc lóc, về nhà con bé Phương nhận không ra mẹ cứ khóc thét lên. Sau đợt xạ trị, bác sỹ hẹn ra tái khám để có phương án điều trị tiếp theo nhưng chị không có tiền nên cứ đành để vậy. "Ăn giờ còn không có thì lấy đâu ra tiền mà chạy chữa hở em. Hai mẹ con được mấy thước ruộng, năm được vài tạ lúa để dành cho quanh năm. Hai mẹ con bòn mót rau dưa trong vườn, ra đồng kiếm con cua, con ốc cải thiện thêm. Không có nên ngày chỉ được ăn 2 bữa thôi. Bé Phương - con gái chị Lan thường xuyên phải mang bụng đói để đi học. Nhiều khi mẹ đau quá, cô bé chỉ biết ôm lấy mẹ mà khóc "Mẹ đừng chết, con không đòi ăn cơm thịt nữa đau". Chỉ tội con Phương chưa bao giờ được ăn sáng, toàn phải mang bụng rỗng đi học. Nhiều khi ngồi vào mâm cơm chỉ thấy độc mỗi đĩa rau, bát nước canh nó không chịu ăn. Nó bảo các bạn được ăn cơm thịt, cơm cá, được uống cả sữa nữa mà răng mẹ chỉ toàn cho con ăn cơm rau? Nghe con hỏi chị nghẹn đắng không nuốt nổi bát cơm", chị Lan rưng rưng. Con bé Phương 10 tuổi nhưng bé như cây kẹo mút dở. Được cái nó ngoan và thương mẹ lắm. Thỉnh thoảng đang chơi nhà bạn, nó chạy về ôm cổ mẹ hỏi: "Bố đi làm ở đâu mà mãi không thấy về. Sao bố lại không ở nhà với mẹ con mình? Hôm nào bố về, mẹ bảo bố xây cái nhà thật to để ở nha. Mẹ bảo bố mua thịt, mua sữa cho con nữa…". Trong tâm hồn non nớt của Phương bố là hiện thân của đủ đầy, sung túc, là niềm hy vọng để giúp 2 mẹ con qua những khi đói khổ, túng quẫn. Nghe con nói, chị Lan chỉ biết ôm nó vào lòng mà nước mắt dàn dụa. Bố nó chẳng thể về với hai mẹ con… Việc tái khám để kiểm tra sự tiến triển của tế bào ung thư chị Lan cũng chẳng có điều kiện thực hiện bởi chỉ riêng mỗi chuyến đi đi về về cũng tốn cả mấy triệu đồng. Căn bệnh ung thư không được điều trị đến nơi đến chốn nên sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Chẳng biết có phải do ảnh hưởng của căn bệnh ung thư hay không nhưng đôi mắt của chị ngày càng mờ đi, không nhìn thấy rõ nữa. Hai con mắt suốt ngày chảy nước, khó chịu, ngứa ngáy chị cũng phải cắn răng chịu. Rồi những cơn tức ngực, khó thở cứ dày lên... Hai mẹ con ở nhờ gian nhà thờ đằng họ ngoại nhưng mọi sinh hoạt đều diễn ra ở căn bếp lụp xụp, dột nát được che tạm bợ bằng mấy tấm pro xi măng. Ngày mưa, ngồi trong bếp cũng chẳng khác ngồi ngoài trời. "Nhiều đêm chị không ngủ được vì đau quá. Đang ngủ, nghe tiếng rên của mẹ, con bé Phương quay sang ôm rồi thủ thỉ: "Mẹ ơi mẹ đừng chết. Mẹ chết thì ai nuôi con. Con không đòi ăn cơm thịt nữa đâu. Cơm rau mẹ nấu con thấy vẫn ngon lắm mẹ ạ". Nghe con nói mà chị như chết từng khúc ruột. Nhỡ chị mà nằm xuống thì nó biết sống với ai...", chị sụt sùi. Đi học về, chỉ kịp thay quần áo, con bé Phương xúc gạo đi nấu cơm. "Em sợ mẹ chết lắm. Mẹ mà chết em biết ở với ai, ai nuôi em đi học. Sau này em sẽ làm bác sỹ để chữa bệnh cho mẹ để mẹ sống với em", đôi tay gầy guộc của nó khoắng khoắng trong đáy nồi chỉ có một nắm gạo. Ông Nguyễn Hữu Thắng, hàng xóm của mẹ con chị Lan ái ngại nhìn con bé rồi nói: "Hoàn cảnh nhà chị Lan thì khổ hết nói. Mẹ thì bệnh tật, đứa con gái nhiều khi phải đứt bữa. Bà con chòm xóm cũng thương cháu lắm. Người thì giúp bát gạo, củ khoai, người thì cho vài bộ quần áo cũ nhưng dân ở đây ai cũng nghèo, chẳng giúp được nhiều. Chỉ thương con bé Phương, không khéo lại thất học. Nó còn nhỏ dại quá….". Chị Lan chỉ sợ mình chết đi, đứa con gái không có cha, không có ông bà nội ngoại của mình không biết bấu víu vào đâu để sống. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Lăng Thành cho biết: "Hoàn cảnh 2 mẹ con bà Lan rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm qua. Phía chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện hết sức nhưng cũng chỉ một phần nào đó thôi".
Cuộc đời không lối thoát, nhiều khi chị Lan chỉ muốn buông xuôi tất cả nhưng nghĩ thương đứa con lại không nỡ. Hai mảnh đời chắp vá cứ thế mà nương tựa vào nhau trong cảnh đói khổ đến cùng cực. "Tui chết cũng không sợ, chỉ thương con Phương, nó không có bố, giờ mẹ chết thì biết nương tựa vào ai", chị lại khóc. Thấy mẹ khóc, con bé cũng rơm rơm nước mắt, bám chặt lấy bàn tay xương xẩu, to bè và sần sùi của mẹ. Không có cha, bây giờ cái hạnh phúc nhỏ nhoi là có mẹ cũng đang dần vuột mất khỏi tay em...
Hoàng Lam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Quỹ Nhân ái hỗ trợ nóng 10 triệu đồng đến cậu bé "muốn được cõng mẹ..." Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Mang trong mình án tử bởi căn bệnh ung thư máu, đôi chân của Tú đã không còn đi lại được nữa nên mỗi lần lên bệnh viện để truyền hóa chất, em lại được mẹ bế ẵm như "em bé". Hàng ngày chứng kiến mẹ vất vả cõng, bế để chăm chút em từng li, từng tí, Tú khao khát một lần em được cõng mẹ. Biết được nguyện vọng của con trai, chị Phạm Thị Nhung chỉ biết ngậm ngùi khóc vì chị biết chắc điều đó rất khó xảy ra dù chỉ là một chút hi vọng mong manh. Căn bệnh ung thư máu khiến đôi chân của Tú không còn đi lại được nữa. Em tâm sự chỉ khao khát một lần được cõng mẹ. Con mắc bệnh hiểm nghèo lại không đi lại được nên hàng ngày chị Nhung phải ở nhà đỡ đần, chăm sóc cho con. Chồng chị Nhung là anh Trương Văn Tuyến đi bào gỗ thuê với đồng công rẻ mạt, công việc lại bập bõm nên có lúc không đủ cả tiền lo bữa cơm cho cả nhà. Thương bố, mẹ Tú không một chút bận lòng mà còn phấn khỏi cho biết: "Con ăn cơm ít thôi để cho nhẹ cân bớt, mẹ cõng sẽ không nặng nữa". Biết được tâm nguyện của con, chị Nhung như đứt từng khúc ruột. Bác Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ thôn Chùa Nguội trân trọng trao 10.000.000 đồng đến gia đình chị Nhung. Phạm Oanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm Thiện nguyện Zen Moment ủng hộ hơn 26 triệu đồng đến chị Hưng Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT Được sự ủy quyền của nhóm Thiện nguyện Zen Moment, PV Dân trí đã trao 26.477.000 đồng tới chị Hưng. Sau khi đọc những tin trên báo điện tử Dân trí về hoàn cảnh chị Bùi Thị Hưng (ở Thôn 2, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) - nhân vật trong bài viết "Mẹ khóc lặng nhìn con mỗi ngày rụng mất một phần cơ thể". Theo đó, nhóm Thiện nguyện Zen Moment với phương châm "lá lành đùm lá rách" đã quyên góp được 26.477.000 đồng để ủng hộ gia đình chị Hưng. Thông qua PV Dân trí thường trú tại Nghệ An, nhóm Thiện nguyện Zen Moment đã ủy quyền số tiền nói trên cho PV trực tiếp trao tận tay đến gia đình chị Hưng. Chị Hưng cùng các con trong ngày PV Dân trí trở lại thăm và trao quà bạn đọc của báo Dân trí. "Chúng tôi đã đọc những dòng thông tin, những hình ảnh của báo Dân trí đã đăng tải về hoàn cảnh chị Hưng rất cảm động, xót thương. Ngày đầu nhìn những hình ảnh về các cháu nhiều người trong nhóm chúng tôi đã khóc. Trước hoàn cảnh đớn đau đó, chúng tôi đã quyết định quyên góp mỗi người một ít để mong được sẻ chia với gia đình chị Hưng lúc này. Chúng tôi cũng muốn đến thăm gia đình chị ấy lắm, song do đường sá đi lại, địa bàn cách trở, rồi người ở Hà Nội, người ở Hải Phòng… không thể đến được. Tuy nhiên, qua cầu nối là PV Dân trí thường trú tại Nghệ An chúng tôi đã quyết định ủy quyền số tiền trên để trao đến tận tay chị Hưng", một thành viên Nhóm Thiện nguyện Zen Moment chia sẻ cùng PV Dân trí. Ngày trở lại, PV Dân trí càng cảm nhận rõ và sâu sắc hơn căn bệnh mà cháu Hiền đang phải gánh chịu khi những thớ thịt từ cái chân phải đang hoại tử đi rất nhiều... Sau khi nhận số tiền từ Nhóm Thiện nguyện Zen Moment, ngày 16/9 vừa qua, PV Dân trí thường trú tại Nghệ An đã trực tiếp đến trao số tiền nói trên cho chị Bùi Thị Hưng. Nhận phần quà từ PV Dân trí trao, chị Bùi Thị Hưng cảm động xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất Nhóm Thiện nguyện Zen Moment. Giấy biên nhận trao quà. Ngày PV Dân trí trở lại, gặp mẹ con chị Hưng và cảm nhận được những nỗi đau gia đình chị đang phải gánh chịu. Hiện hai đứa con Hiền và Hòa của chị Hưng vẫn chịu nỗi đau khi từng ngày cơ thể các em cứ mất dần đi những thớ thịt. Theo chị Hưng, thì kể từ ngày không còn được điều trị đều đặn bằng thuốc, sức khỏe hai em Hiền, Hòa suy giảm hẳn đi. Đặc biệt, căn bệnh biến chứng bắt đầu hoại tử những phần cơ thể ở hai chân của hai bé. Rồi xuất hiện những mảng thịt cứ thối dần, rơi rửa và rụng đi khiến các em vô cùng đau đớn. Để vơi đi nỗi đau, không ngồi nhiều em Hiền cố gắng chống nạng đi lại trên thềm nhà. Ngày trở lại, chứng kiến chị Hưng đang bị bệnh quai bị hành hạ không làm được gì. Gương mặt xanh xao như tàu lá chuối non, thân hình gầy rốc như cành củi khô cháu Nguyễn Thị Hòa nói trong đau đớn: "Mỗi lần mẹ rửa chân cho con là con đau lắm. Đau không chịu được, tối đến hai chị em con cũng không ngủ được…", nói đoạn Hòa đã khóc. Nguyễn Duy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hơn 12 triệu đồng đến với người mẹ mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT PV Dân trí trao số tiền 12.090.000 đồng đến mẹ con chị Cúc. Đó là số tiền được PV Dân trí thường trú tại Nghệ An trao đến chị Lê Thị Cúc - Mã số 1517, (Khối 2, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An). Ngày trở lại thăm chị lần này thấy Cúc đã đỡ hơn, tuy nhiên chị vẫn còn ho nhiều... Chị bảo: Cũng may mắn nhờ báo Dân trí và độc giả giúp đỡ nên tôi cũng có chút ít để chạy thận. Qua đây, tôi xin cảm ơn quý độc giả báo Dân trí đã thương mà chia sẻ, an ủi tôi trong lúc khó khăn này. Theo chị Cúc, bác sỹ bảo căn bệnh suy thận của chị Cúc có thể chữa được, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì không có tiền chạy thận nhân tạo để lọc máu nên sức khỏe ngày một kém đi. Ngừng chạy thận là mặt mày, chân tay chị cứ sưng phù, bụng trướng lên. Khi nào tỉnh táo, chi bật tiếng khóc, nước mắt ròng chảy vì nghĩ đến lúc chị sẽ phải chia lìa với 2 đứa con còn nhỏ dại.Chị Lê Thị Cúc bị bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối đã hơn 3 năm nay. Gia đình không của hồi môn, không tài sản đáng giá nên mỗi lần chị đi viện là mỗi lần phải đi vay nợ bà con lối xóm. Còn anh em ai cũng nghèo, ai cũng khổ chỉ giúp được đôi bà đồng chẳng ăn thua vào đâu.Cũng từ ngày đi hết bệnh viện ở Hà Nội không còn tiền, anh Tuấn chồng chị đành đưa vợ về quê để chạy chữa mong có phép mầu giải thoát. Nhưng mong ước đó thì chỉ có trong cổ tích, chứ giữa cuộc sống đời thường này làm gì có chuyện đó.Để cầm cự căn bệnh cho vợ, hằng ngày anh một mình bươn chải công việc từ bốc vác thuê, thợ phụ hồ… mong kiếm dăm chục một trăm vừa nuôi sống cả gia đình, vừa tích cóp một ít để vợ chạy thận. Cũng vì thế khi chồng đi làm được xu nào thì chị mới dám đến bệnh viện để chạy thận. Còn không, chị ở nhà để con đau giày xé. Hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn học cũng hoang mang vì mẹ suốt ngày chống chọi với bệnh tật, có hôm bố đi làm, đứa lớn ở nhà thấy mẹ ho đến trụy xuống giường rồi phải đi gọi hàng xóm cấp cứu.Tâm sự với PV, chị mong muốn được khỏi bệnh, để chăm sóc hai cháu không phải bỏ học. Nếu hai nhỏ mà bỏ học dở chừng thì cuộc sống, cuộc đời các cháu cũng sẽ khốn khổ suốt đời. "Em giờ đây sợ chết lắm. Nếu em chết thì các con và bố nó khổ. Em sợ nhất là các cháu không được học hành. Nếu các cháu không được học hành thì chỉ suốt đời khổ cực anh à...", nói đoạn, chị Cúc đã bật khóc.Nguyễn Duy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đột nhập quán "bar ngầm" trong du thuyền “bức tử” hồ Tây Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT "Bar du thuyền" băm nát vườn hoa Lý Tự Trọng Trong số các nhà hàng du thuyền hoạt động bất chấp đã hết hạn đăng kiểm đồng thời gây ô nhiễm ở hồ Tây, du thuyền với cái tên Taboo của Công ty xúc tiến thương mại và dịch vụ Tây Hồ được giới dân chơi tụ tập đông đảo nhất. Bên trong nhà hàng thuyền nổi này có hẳn một quán bar rượu mạnh, nhạc bốc được xếp vào hàng "độc nhất vô nhị".
Nhiều người dân khi chứng kiến cảnh tượng trên đã bày tỏ bức xúc rằng: "Ban ngày tất cả các "cửa ngõ" vào vườn hoa được chắn bằng rào sắt khiến người đi bộ cũng gặp khó khăn thế mà cứ đến đêm là để cho nhóm bảo vệ của nhà hàng Taboo tự tung tự tác dựng hẳn một biển hiệu sáng rực ngay trước vườn hoa rồi thản nhiên đón khách và lấy vườn hoa làm "con đường giao thông" cực kỳ thuận thiện".
Cũng theo người dân thì hình như cơ quan quản lý quận Tây Hồ "kém mắt" khi để hiện tượng này xảy ra trong nhiều năm trời hoặc đã có sự thỏa thuận ngầm giữa đôi bên. Lần theo dòng phương tiện đi vào "Bar du thuyền", khi vừa đi lên vỉa hè chỗ dựng biển hiệu Taboo, hai bảo vệ mặc áo trắng nhanh như chớp đứng sát lại hỏi "Đi vào Taboo hay vệ hồ".
Một người dân đi ngay sau xe của phóng viên nói rằng muốn đi ra vệ hồ ngay lập tức bị 2 bảo vệ yêu cầu đi lối khác vì con đường này chỉ dành cho các dân chơi vào quán bar để chứ không cho dân thường đi vào.
Chỉ vừa đi tới khu nhà để xe được thiết kế ở phần ngoài rìa của bar Taboo, tiếng nhạc đập chát chúa đã dội mạnh từ bên trong du thuyền vọng ra. Sau khi gửi xe, khách chỉ cần đi bộ thêm vài chục bước là tới khu "bar du thuyền". Đứng trong quán bar Taboo, không ai nghĩ mình đang ở trong một nhà hàng nổi vì quán bar được thiết kế y hệt những chốn vũ trường ăn chơi trên cạn. Màn hình lớn, hệ thống đèn nháy, âm thanh cực đại bố trí khắp khoảng không gian chỉ rộng vài chục mét.
Khác với những năm trước, thời gian gần đây, bar Taboo tập trung khách hàng chủ yếu là các nam thanh, nữ tú. Không chỉ có rượu manh, nhạc bốc, ở Taboo cũng có những DJ sexy chơi nhạc và những dịch vụ tổ chức sinh nhật cho nhóm nên thu hút đông đảo người lui tới. Bất chấp hết hạn đăng kiểm để kinh doanh Do làm quán Bar trên du thuyền nên hằng đêm, tiếng nhạc đập mạnh vang vọng khắp một góc Hồ Tây, đi trên đường Thanh Niên cũng có thể nghe thấy những tiếng "ùng ùng, ịch ịch" liên hồi. Hàng loạt nhà dân phía đường Thụy Khê và Hoàng Hoa Thám kêu trời vì mất ngủ khi cứ phải chịu đựng những âm thanh nhức nhối từ bar Taboo vọng tới. Thêm nữa, quán bar Taboo này đang bất chấp lệnh đình chỉ hoạt động của cơ quan chức năng. Ngay sau khi Báo điện tử Dân trí có bài phản ánh về tình trạng du thuyền "bức tử" hồ Tây, phòng cảnh sát chống tội phạm về môi trường (PC49) kết hợp cùng với công an quận Tây Hồ đã vào cuộc điều tra, rà soát và phát hiện ra hàng loạt sai phạm của các nhà hàng đang kinh doanh trên mặt nước hồ Tây.
Trong số đó, nổi cộm là nhà hàng của Công ty xúc tiến thương mại và dịch vụ Tây Hồ không quan trắc, giám sát môi trường theo định kỳ và xả thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật với lưu lượng từ 5m3/ngày, đêm, ban đêm con số xả thải lên tới 50m3/ngày, đêm. Du thuyền của Công ty này cũng đã hết hạn đăng kiểm và đang làm thủ tục xin cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ quán bar từ nhiều năm nay mà không hề có sự can thiệp của cơ quan chức năng nào. Trước đó, Báo điện tử Dân trí đã phản ánh, từ lâu nay, việc kinh doanh nhà hàng du thuyền trên Hồ Tây đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà hàng kinh doanh này đang thiếu sự quản lý chặt chẽ. Hiện trên Hồ Tây có đến hàng chục tàu thuyền sử dụng vào mục đích kinh doanh. Các tàu thuyền chủ yếu tập trung ở khu vực Thụy Khuê, dọc đường Thanh Niên, trên mặt Hồ Tây và hồ Trúc Bạch.. Điều đáng chú ý là ở góc Hồ Tây gần đường Thuỵ Khê (quận Tây Hồ, Hà Nội), nơi tập trung lượng nhà hàng lớn nhất đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Các du thuyền, nhà nổi hoạt động tại khu vực này đã thải dầu mỡ ra mặt hồ. Bên cạnh đó, các nhà hàng kinh doanh ăn uống trên mặt hồ không có hệ thống xử lý rác thải. Tại đây, mặt nước đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác thải đọng kết thành mảng dạt vào gần bờ. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã tới mức báo động. Một khung cảnh Hồ Tây đẹp đẽ đã không còn mà thay vào đó là sự dơ bẩn ở khu vực này. Trước tình trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng từ các tàu thuyền, Sở GTVT Hà Nội đã nhiều lần ra quyết định tháo dỡ tàu thuyền kinh doanh trên mặt hồ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, nhà nổi, du thuyền lại tập trung kinh doanh trở lại và tiếp tục xả rác xuống Hồ Tây. Lê Tú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT
Muốn hạ bệ USD, cần có gì? Như Giáo sư Barry Eichengreen phân tích trên chuyên san Foreign Affairs, suy thoái kinh tế toàn cầu đang dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính (có nghĩa các nước bắt đầu ít liên kết hơn về mặt tài chính và thậm chí tiền tệ). Hiện tượng trên càng khiến người ta nôn nóng nghĩ đến việc từ bỏ USD, dù rằng USD thời điểm hiện tại vẫn gần như là sự chọn lựa duy nhất của hoạt động tài chính toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hiện có đến 64% tất cả nguồn lưu giữ ngoại hối là USD. Và tính đến cuối năm 2008, khoảng 45% chứng khoán nợ (debt securities) quốc tế đều được quy bằng USD, so với 32% euro. Theo IMF, có đến 66 quốc gia dùng USD làm tỉ giá hối đoái chủ lực, so với 27% euro. Năm 2013, theo China Post (16-9-2014), giao dịch bằng NDT chỉ chiếm 2,2% lượng giao dịch toàn cầu trong khi USD là 87% và euro 39,1%. Người ta từng hoảng hốt trước sự mất giá của đồng USD nhưng USD vẫn là sự chọn lựa số một cho các giao dịch toàn cầu Cần biết, chế độ tỉ giá mà một ngân hàng trung ương chọn sẽ ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đó, cũng như tỉ trọng nhiều ít của dự trữ ngoại tệ bằng một đơn vị tiền tệ nào đó (mà USD là đơn vị tiền tệ phổ biến nhất hiện nay đối với nhiều ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt châu Á). Với chính sách dự trữ, người ta luôn chọn đồng tiền nào mà tính thanh khoản của nó cao, nôm na là dễ bán và dễ mua. Mà chẳng riêng gì dự trữ. Trong hoạt động mậu dịch, người ta cũng ưu tiên chọn loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất, tức ít rủi ro nhất. Nói cách khác, chỉ đơn vị tiền tệ nào đáp ứng được yêu cầu tối quan trọng là tính thanh khoản tốt mới có thể hạ bệ được USD. Trong quá khứ, đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ từng là những đơn vị tiền tệ có giá trị dự trữ quan trọng nhưng kinh tế Anh lẫn Thụy Sĩ hiện không đủ mạnh để đưa tiền tệ họ trở nên phổ quát trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tính đến cuối năm 2007, bảng Anh chiếm không đến 3% nguồn dự trữ thế giới và franc Thụy Sĩ không đến 1%. Kinh tế Nhật lớn hơn (thứ 3 thế giới) nhưng Tokyo vốn không mặn mà việc đưa đồng yen lên vị trí quốc tế bởi cho rằng điều đó có thể làm ảnh hưởng khả năng duy trì tỉ giá hối đoái thấp đầy tính cạnh tranh của Nhật cũng như gây thêm phức tạp trong điều hành chính sách công nghiệp. Hơn nữa, việc kinh tế Nhật dậm chân tại chỗ và tỷ lệ lãi suất bằng không khiến chẳng ai dại gì "ôm rơm nặng bụng" (đến cuối năm 2007, đồng yen chiếm khiêm tốn 3% trong tổng dự trữ ngoại hối quốc tế). Nhìn tổng quát, đơn vị tiền tệ khả dĩ hiện nay có thể thay thế USD là euro, xét ở nhiều góc độ. Khu vực sử dụng euro (eurozone) với 18 nước thành viên là nơi duy nhất thế giới hiện có GDP tương đương Mỹ. Tầm quan trọng euro như một đơn vị tiền tệ dự trữ - đầu tư có thể tăng nhanh vài năm tới. Thời điểm hiện tại, euro là đồng tiền chủ lực cho mậu dịch giữa các nước thành viên và EU thậm chí nỗ lực "xuất khẩu" euro đến các nước không thành viên, Nga chẳng hạn. Gần đây Moskva đã bổ sung thêm trọng lượng euro trong rổ các đơn vị tiền tệ mà họ dùng để hoạch định chính sách tỉ giá, cùng lúc đưa euro nhiều hơn vào kho dự trữ. Tuy nhiên, việc thay thế hẳn USD bằng euro thật ra không dễ. Dù xài chung đồng euro nhưng (chính sách phát hành) trái phiếu của các chính phủ châu Âu vẫn chưa thống nhất, với các yếu tố rủi ro khác nhau, tỷ lệ lãi khác nhau và mức độ thanh khoản khác nhau. Hơn nữa, kinh tế châu Âu vẫn chưa bao giờ là một nền kinh tế đơn nhất, với những rắc rối tài chính riêng không nước nào giống nước nào. Sự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu khiến euro bị hạn chế ít nhiều ở tính thanh khoản và độ tin cậy. Nguồn lực euro chỉ có thể mạnh hơn một khi Anh chịu gia nhập eurozone; và thời điểm hiện tại, ý tưởng loại hẳn USD để thay bằng euro, thậm chí chỉ trong nội bộ khối EU vẫn được xem là một ý kiến hoang đường. Christian Noyer - thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, đương kim Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp - phải thừa nhận: "USD vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ số một thế giới". SDR có thể lật đổ USD? Để có ngân sách cho chương trình kích cầu khôi phục kinh tế, Washington liên tục phát hành trái phiếu bán cho nước ngoài. Người mua trái phiếu Mỹ nhiều nhất, tính đến nay là Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ không lao đao, Trung Quốc hẳn chẳng có lý do gì để lo lắng với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ khi ôm số trái phiếu (nhà nước Hoa Kỳ) khổng lồ trên (mà chính sách lãi suất gần như luôn ổn định). Nhiều năm qua, Trung Quốc cũng đẩy cực nhanh tốc độ dự trữ USD trong kho bạc quốc gia (tổng cộng khoảng 2,1 ngàn tỉ USD). Kinh tế gia Brad Setser cho biết nguồn USD trong kho dự trữ Trung Quốc, tính đến tháng 5-2009, là gấp 8 lần so với Nga, với khoảng 60% là tài sản (chẳng hạn trái phiếu) định giá bằng USD. Tuy nhiên, khi Mỹ suy thoái và USD mất giá, Bắc Kinh bắt đầu như đi trên lửa, bởi kho tài sản khổng lồ mình vô hình trung bị mất giá theo. Bây giờ, tất cả động tĩnh trong chính sách kinh tế trở nên quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Đó cũng là lý do khiến Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch toàn cầu kêu gọi thay thế USD để tránh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại trong tương lai bởi ảnh hưởng USD. Đúng như kinh tế gia John Maynard Keynes từng nói: "Nếu bạn nợ ông chủ ngân hàng một ngàn bảng, bạn nằm trong sự định đoạt của ông ấy; nhưng nếu bạn nợ một triệu bảng thì ông ấy nằm trong sự định đoạt của bạn". Quan hệ con nợ Mỹ với ông chủ nợ Trung Quốc bây giờ là như vậy. Nói hơi quá một chút là Mỹ sống thì Trung Quốc mới có thể sống (Mỹ "chết" thì ai trả nợ cho Trung Quốc!). Bắc Kinh làm gì để giảm ảnh hưởng (thiệt hại) từ việc ôm giữ USD? Trước hết là tìm cách đưa nhân dân tệ (NDT) lên vai trò toàn cầu. Nói cách khác là quốc tế hóa NDT. Một trong những chiêu đang được thực hiện là kêu gọi thay USD bằng SDR (Special Drawing Rights). Cần mở ngoặc, SDR không là đơn vị tiền tệ mà chỉ là đơn vị kế toán (accounting unit), được lập từ năm 1969 mà IMF dùng để kết toán hoạt động giao dịch (các khoản vay mượn) giữa các thành viên. Chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán, nó là đồng tiền ảo bởi không có chính phủ nào đứng đằng sau nó và hầu như không được sử dụng trên thị trường tài chính quốc tế. Giá trị của nó được tính theo tỉ giá trung bình có trọng số của 4 đồng tiền lớn: USD, euro, bảng Anh và yen (hiện rổ SDR được chia theo tỷ lệ: USD 44%, euro 34%, yen và bảng Anh cùng 11%). Nói theo Jeffrey Frankel, Giáo sư kinh tế Đại học Harvard, SDR chẳng khác gì Esperanto (ngôn ngữ quốc tế), một nỗ lực tạo ra một hình thức ngôn ngữ toàn cầu có thể có nhiều người biết nhưng chẳng ai dùng! Trung Quốc làm thế nào để có thể chen chân vào rổ SDR? Bắc Kinh cho rằng bởi sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi nên cần thiết phải nâng tỷ lệ các đơn vị tiền tệ trong rổ SDR với sự góp mặt của những đồng tiền thuộc các quốc gia mới nổi, từ 4 đơn vị tiền tệ hiện tại lên 10 chẳng hạn trong đó tất nhiên có NDT. Cụ thể, euro và NDT sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất với mỗi đơn vị tiền tệ hơn 20% trong khi USD chỉ 16%, yen 9%, đồng rúp cùng bảng Anh 5%... Sự có mặt NDT trong SDR giúp Trung Quốc hạn chế rủi ro thiệt hại từ việc mất giá USD. Không chỉ nói suông, Trung Quốc trong thực tế đã bắt đầu chiến dịch quốc tế hóa NDT. Vấn đề ở chỗ SDR vẫn chỉ là một đơn vị kế toán hơn là đơn vị tiền tệ có tính thanh khoản. Nó không thể được dùng để can thiệp các thị trường ngoại hối hoặc là đơn vị tiền tệ cho các giao dịch thuần túy. Muốn SDR từ tiền ảo trở thành tiền thật, người ta phải tạo ra những thị trường riêng, trong đó SDR có thể được bán hoặc mua; phải tạo ra những thị trường có tính thanh khoản mà các chính phủ cũng như tập đoàn có thể phát hành trái phiếu SDR với giá cạnh tranh; và còn phải tái cấu trúc các thị trường ngoại hối sao cho giới kinh doanh tiền tệ giờ đây có thể mua bán dễ dàng thông qua đồng tiền trung gian SDR, theo cách USD như hiện nay (chẳng hạn bán đồng won Hàn Quốc mua baht Thái Lan qua trung gian USD). Còn nữa, để SDR trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế, IMF phải có khả năng phát hành SDR dự trữ phòng trường hợp hụt tiền, theo cách tương tự Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) phát hành thêm USD để bảo đảm tính thanh khoản của đồng tiền này vào nửa sau năm 2008. Theo luật hiện tại, SDR không thể được phát hành nếu không có sự đồng thuận của 85% thành viên IMF. Tất cả cho thấy việc "đời sống hóa" SDR là chuyện đầy thách thức (thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta từng cố thực hiện tương tự nhưng thất bại). Phần mình, trong thực tế, NDT còn quá yếu đến mức không thể cạnh tranh với euro, huống hồ USD. Thời điểm hiện tại, người nước ngoài chỉ có thể dùng NDT để mua hàng hóa từ Trung Quốc (hơn là bất kỳ quốc gia nào khác, như USD) hoặc trong các giao dịch xuyên biên giới với những láng giềng sát sườn Trung Quốc. Thế cho nên, những thỏa thuận trao đổi giao dịch bằng NDT giữa Trung Quốc với một số nước như Argentina, Belarus, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc xem ra chẳng có giá trị thực tế; và nó chỉ cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực từng quốc tế hóa NDT trong khó khăn. Những nước trên vẫn không thể dùng NDT để can thiệp các thị trường ngoại hối; nhập khẩu hàng hóa từ một nước thứ ba; hoặc thanh toán cho một ngân hàng nước ngoài hoặc người đầu tư trái phiếu nước ngoài. Cho đến nay, trái phiếu được tính bằng NDT chỉ được bán duy nhất ở Trung Quốc, bởi hệ thống ngân hàng Trung Quốc hoặc một số định chế tài chính đa phương chẳng hạn Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Tài chính quốc tế (International Finance Corporation). Tóm lại, để có thể quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ nói chung, trước hết người ta phải đặt nền móng để dựng lên những thị trường đủ lớn cho hoạt động giao dịch của đơn vị tiền tệ đó. Một cách tổng quát, có ba trụ cột cho việc quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ: Kích cỡ của nền kinh tế quốc gia cũng như khối lượng giao dịch kinh thương; độ rộng và độ sâu của tính thanh khoản đơn vị tiền tệ đó ở các thị trường tài chính toàn cầu; và tính ổn định cũng như khả năng chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ khác. "Con kiến leo cành đa" Mỉa mai thay, trong thực tế, Bắc Kinh không thể chặt đứt mối liên kết với USD, dù họ luôn muốn. Ngay thời điểm hiện tại, Trung Quốc - hơn ai hết - luôn cầu nguyện cho USD đừng tiếp tục mất giá. Với tư cách người nắm giữ số tài sản USD lớn nhất thế giới ngoài nước Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể "đập một nhát" khiến Mỹ "chết tươi", bằng cách chuyển toàn bộ tài sản trên sang đơn vị tiền tệ khác nhưng làm thế chẳng khác gì tự sát bởi nó đồng nghĩa với việc tự thiêu hủy toàn bộ tài sản tích cóp lâu nay. Ngoài ra, như cây bút Friedrich Wu (Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore) viết trên BusinessWeek: Kinh tế dường như hùng mạnh của Trung Quốc lại không đồng nghĩa với một nền kinh tế giàu có mang lại thịnh vượng trọn vẹn cho toàn xã hội. Trung Quốc hiện vẫn thua xa nhiều nền kinh tế ở tỷ lệ bình quân thu nhập đầu người. Ngay cả khi GDP đầu người Trung Quốc có thể vọt lên 49.650USD vào trước năm 2050 so với 2.430USD năm 2007 thì nó vẫn còn kém xa 91.683USD của Mỹ hiện tại, theo dự báo Goldman Sachs. Kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro, đặc biệt tình trạng chênh lệch rộng giữa khu vực thành thị và nông thôn. Thị trường vốn Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với Mỹ hoặc Anh. Thời điểm trước mắt, ít ra cũng vài thập niên nữa, USD vẫn là sự chọn lựa không chỉ với mậu dịch giao thương nhiều nước thế giới mà với cả Trung Quốc. Để duy trì phát triển, Trung Quốc vẫn cần người tiêu dùng Mỹ mở hầu bao cho hàng xuất khẩu của họ. Và chừng nào còn làm ăn với Mỹ và phụ thuộc thị trường Mỹ, người ta còn buộc phải đếm tiền bằng USD. Muốn hay không, sự thật vẫn cứ là như thế! Theo Mạnh Kim Petrotimes | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đổi đời nhờ làm “cò đất” cho… người chết Posted: 22 Sep 2014 05:00 PM PDT |
You are subscribed to email updates from DanTri-CongNghe To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment