Saturday, October 11, 2014

DanTri-CongNghe

DanTri-CongNghe


"Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời"

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Wendy đã cùng cha và đoàn Sứ quán Cộng Hòa Bolivaria Venezuela tại Hà Nội, Việt Nam có chuyến thăm nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong sáng ngày 11/10. Chuyến thăm hướng tới kỷ niệm 50 ngày Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964 - 15/10/2014).

Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời
Đoàn Sứ quán Cộng Hòa Bolivaria Venezuela tại Việt Nam thăm nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi ngày 11/10


Clip: Đoàn Sứ quán Cộng hòa Bolivaria tại Hà Nội, Việt Nam thăm nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi

Tại nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trên quê hương anh - Điện Bàn, Quảng Nam - những tưởng niệm về người anh hùng của dân tộc đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của nước nhà qua mỗi hiện vật, hình ảnh… khiến lòng người xúc động, tự hào. Đó là chiếc tủ cá nhân của ông còn lại ở quê nhà. Đó là tấm thiệp cưới của ông với bà Phan Thị Quyên - Chỉ 19 ngày sau lễ cưới thì ông bị bắt. Đó là khí chất kiên cường của người anh hùng cách mạng được các phóng viên ghi lại trước giờ ông bị giặc xử bắn… Phía sau tượng chân dung Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong nhà lưu niệm tạc dòng chữ: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!".

Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời
Ông Iván Emilio Turmero Crespo - Bí thư thứ hai, Sứ quán Cộng Hòa Bolivaria Venezuela  tại Hà Nội, Việt Nam tắp hương tưởng niệm anh hùng Nguyễn Văn Trỗi

Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời
Ông Iván Emilio Turmero Crespo cùng con gái Wendy nghe thuyết trình về những hình ảnh, hiện vật, di vật của anh Trỗi

Ông Iván Emilio Turmero Crespo - Bí thư thứ hai, Sứ quán Cộng Hòa Bolivaria Venezuela tại Việt Nam nói: "Ngày 15/10 tới là 50 năm ngày anh Trỗi hy sinh, ở đất nước chúng tôi, từ hôm 7/10 vừa rồi đã có một triển lãm trưng bày về Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi của Việt Nam. Tình yêu - đó là một khái niệm rất chung của nhân loại. Anh Trỗi yêu đất nước Việt Nam bao nhiêu thì chúng tôi cũng muốn truyền lửa cho thanh niên Bolivaria Venezuela một tình yêu nước như thế.

Việt Nam có anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, và có hàng ngàn, hàng vạn thanh niên như anh Trỗi đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của nước nhà. Khi tôi dẫn con gái tôi viếng thăm nhà lưu niệm anh Trỗi, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang huyện Điện Bàn hôm nay, tôi muốn con tôi sẽ học tập tấm gương của những thanh niên Việt Nam giàu lòng yên nước. Con tôi, mai này lớn lên, tôi mong cháu có tình yêu nhân loại, tình yêu nhân dân được tô thắm bằng chính máu của những người đã ngã xuống nơi đây, những người sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.

Tôi muốn con tôi có tình yêu tha thiết với cuộc sống tươi đẹp này - cuộc sống mà đã có bao người đã hy sinh để có được như hôm nay. Tôi đã đến nhiều nước trên thế giới. Nhiều người tôi gặp bày tỏ tình yêu với Việt Nam. Và họ nói với tôi rằng nếu có điều kiện thì hãy học tiếng Việt để bày tỏ lòng mình. Con trai tôi đã tốt nghiệp đại học, và Wendy đây, 9 tuổi, đều thông thạo tiếng Việt. Đây chính là biểu hiện cụ thể tình yêu của chúng tôi dành cho Việt Nam".

Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời
Wendy viết vào sổ vàng ở nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: "Tôi nhường trái tim tôi để cho ông sống mãi muôn đời"


Clip: Wendy, con gái ông Iván Emilio Crespo - Bí thư thứ hai Sứ quán Cộng hòa Bolivaria Venezuela hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" trước anh linh anh Trỗi

Lần thứ hai trở lại quê hương anh Trỗi, cô bé Wendy - con ông Iván Emilio Turmero Crespo, cô bé 9 tuổi đã có 7 năm sinh sống cùng cha ở Việt Nam đã hát vang bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" trong niềm xúc động của những người có mặt. Wendy được cha nhường viết trước cảm nhận của mình trong cuốn sổ vàng ở nhà lưu niệm. Wendy viết một dòng tiếng Việt: "Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời"

Nguyễn Văn Trỗi  sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách  đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2/ 5/ 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/ 5/ 1964. 

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.

Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại : "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm"

 Khánh Hiền

Chuyện kể của người đứng đầu đội xe ôm “săn bắt cướp“

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Từng tham gia, khám phá hàng trăm vụ án, ông Huỳnh Tuấn Nguyên góp công lớn trong việc đem lại cuộc sống bình yên cho người dân và được mọi người trìu mến đặt cho biệt danh "chiến sỹ săn bắt cướp".

 

Cái gật đầu thay đổi số mệnh

 

Nếu đã gặp ông Huỳnh Tấn Nguyên giữa đời thường, không ai có thể tin người đàn ông hóm hỉnh, dáng người nhỏ gầy, nước da ngăm đen đang hành nghề "xe ôm" ấy lại là một tấm gương có kỷ lục săn bắt cướp nổi tiếng một vùng.

 

Sau ấn tượng ban đầu ấy, ông Huỳnh Tấn Nguyên cẩn thận lấy quyển sổ ghi chép nhỏ mà ông đã tỉ mẩn ghi lại từng vụ việc bản thân từng tham gia truy bắt tội phạm. Số vụ án mỗi năm có hàng trăm nhưng ông Nguyên đều nhớ vanh vách đặc điểm đối tượng, phương thức gây án và kể cả hành trình bắt phạm của mình.

 

Kể lại chữ duyên với "nghề" săn bắt cướp, ông Nguyên hồi tưởng lại quãng thời gian tuổi trẻ từng là lính biên phòng. Trong những năm tại ngũ, ông đã có duyên khi liên tục bắt được tội phạm cướp giật ở vùng biên. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Nguyên lập gia đình rồi hành nghề "xe ôm" đêm ở ngã ba Long Kim, thị trấn Bến Lức.

 

Những đêm đón khách, ông Nguyên liên tục chứng kiến nhiều con người bất hạnh gặp phải những đối tượng cướp giật. Có những lần khách vừa xuống xe, từ đâu trong bóng tối 2 tên cướp rồ ga phóng vút đến giật túi xách; không những vậy, chúng còn ngang nhiên nói cười khoe chiến tích rồi mới phóng vụt đi bỏ lại tiếng kêu vô vọng của khách lữ hành.

 

Rồi có câu chuyện gia đình nọ đưa con đi cấp cứu, gia sản đều để trong chiếc túi xách, họ chưa kịp bước lên xe thì đã bị tên cướp giật mất trên tay... Mỗi lần như vậy, lực lượng chức năng đến thì đã quá muộn, còn các đối tượng cướp giật thì đã cao chạy xa bay, cũng chẳng ai kịp nhận dạng chúng nên mọi dấu tích điều tra đều đi vào ngõ cụt.
 
Chuyện kể của người đứng đầu đội xe ôm “săn bắt cướp“

Chứng kiến những cảnh tượng ấy, ông Nguyên không khỏi xót xa. Trong năm 2008, đem tâm sự và những trăn trở của mình tới gặp một vị cán bộ công an ở thị trấn, thấy ông Nguyên là người có tâm và thành ý tốt, đồng chí công an đã đưa ra câu hỏi: "Các anh có dám bắt cướp không?".

 

Nghe đồng chí công an hỏi mà như lời gợi ý, ông Nguyên cảm giác trăn trở bấy lâu đã được giải tỏa nên không ngần ngừ mà gật đầu ngay: "Dám chứ! Nếu có chính quyền và nhân dân ủng hộ chúng tôi sẽ làm được!".

 

Một quyết tâm được đưa ra bởi một cái gật đầu dứt khoát như vậy, sau đó ông Nguyên đã đem câu chuyện ấy kể với một số bạn nghề cùng chung nỗi bức xúc và nguyện vọng bấy lâu. Thế là vỏn vẹn có 3 người, 1 trung niên, 2 trẻ tuổi đã âm thầm thành lập một đội săn bắt cướp.

 

Trấn áp tội phạm lập những chiến công

 

Những ngày đầu hoạt động, nhóm "xe ôm" săn bắt cướp của ông Huỳnh Tấn Nguyên chỉ tuần tra theo dõi và phát hiện những tên trộm cắp vặt trên các tuyến đường. Do chưa có kinh nghiệm và kỹ năng săn bắt cướp, ông và "đồng nghiệp" chỉ âm thầm theo dõi bọn cướp để truy tìm, thu hồi hoặc báo cho người bị hại tới tìm lại tài sản.

 

Cứ như vậy, trong năm đầu tiên thành lập, đội xe ôm của ông Nguyên đã cung cấp thông tin và trực tiếp phát hiện thu hồi được 48 vụ trộm cắp tài sản. Những chiến công đầu tay ấy được chính quyền địa phương ghi nhận, nhân dân hết sức ủng hộ và hoan nghênh.

 

Đặc biệt những việc làm của họ được các chiến sĩ công an ghi nhận, động viên. Tuy nhiên không muốn chỉ dừng lại ở việc theo dõi, ông còn muốn làm lớn hơn nên đã tâm sự với anh em trong đội.

 

Mọi người lo lắng bởi, phần vì chưa có kinh nghiệm và kỹ năng săn bắt cướp, phần sợ sẽ bị trả thù thì ảnh hưởng đến cả gia đình. Thế nhưng, khi nói chuyện với 2 người bạn còn lại, ông Nguyên bất ngờ vì họ đồng loạt nhất trí: "Không sợ, đã chấp nhận làm thì không sợ điều gì nữa". Hỏi lý do vì sao không sợ: "Trước có luật pháp, sau có có nhân dân thì không sợ bất cứ tên tội phạm nào".

 

Nhất trí đồng lòng, nhóm bắt đầu lao vào trận tuyến phòng, chống tội phạm một cách quyết liệt hơn. Để có thêm "vũ khí", 3 "chiến sỹ săn bắt cướp" nghiệp dư còn thường xuyên nhận được sự trao đổi hỗ trợ kỹ năng và nghiệp vụ từ các cán bộ công an.

 

Vậy là, từ chỗ chỉ đi thu thập thông tin để mật báo cho cơ quan công an nhằm thu hồi tài sản cho người bị hại, các thành viên trong đội "xe ôm" của ông Nguyên đã trở thành những người săn bắt cướp thực thụ. Vụ án điển hình mà cũng là chiến công vang dội đầu tiên của đội xe ôm trong năm đó là lần họ bắt được 2 tên trộm ngân hàng ở tỉnh Tiền Giang.

 

Ông Nguyên vẫn nhớ như in lúc đó là năm 2009, khoảng 4h sáng hôm ấy, trong lúc đợi khách ở bến, ông thấy có 2 thanh niên đi xe gắn máy với tốc độ rất nhanh có biểu hiện nghi vấn nên tổ chức cho anh em chặn đường.

 

Quả nhiên, 2 gã này đã dừng xe lại và còn lăm le trên tay một vật giống súng. Nhận thấy nguy hiểm, ông Nguyên ra hiệu cho đồng đội nhanh chóng áp sát khống chế chúng để đề phòng trường hợp xấu. Đối mặt với 2 gã thanh niên có thân hình to con này, ông cùng đồng đội chỉ đủ sức quật ngã 1 tên tại trận, tên còn lại bỏ trốn vào khu vực đông dân cư.

 

Ông Nguyên lập tức báo cáo sự việc tới công an khu vực rồi phối hợp truy bắt. Đến 5h sáng, tên đồng phạm đã phải tra tay vào còng khi đang lẩn trốn trên nóc một ngôi nhà cao tầng. Qua đấu tranh tại chỗ, chúng khai nhận vừa đột nhập vào một chi nhánh ngân hàng ở tỉnh Tiền Giang trộm tiền và trên đường tháo chạy thì bị phát hiện. Năm đó, đội của ông Nguyên tham gia khám phá gần 100 vụ án.

 

Lần khác, đang đi tuần vào khoảng 2h sáng thì ông Nguyên nhận được điện báo có vụ án mạng vừa xảy ra. Tiếp cận hiện trường, ông được biết 1 nữ tiếp viên của quán giải khát vừa bị sát hại, hiếp dâm, cướp tài sản.

 

Thu thập thông tin từ hiện trường, ông Nguyên nhận định có thể hung thủ sẽ tìm phương tiện cơ giới như xe khách để chạy thoát. Kinh nghiệm làm nghề xe ôm giúp ông Nguyên thuộc lòng từng chuyến xe, giờ đỗ và xuất bến tại khu vực.

 

Thời điểm đồng hồ điểm 2h55, chỉ còn 5 phút nữa sẽ có một chuyến xe đi thành phố ghé qua bến xe. Tổ chức cho đồng đội tiếp cận bến xe, ông Nguyên phát hiện 2 đối tượng khả nghi đang lúi húi chia tài sản, khép kín vòng vây, ông Nguyên áp sát chúng và tri hô.

 

Bị đánh úp bất ngờ, 2 đối tượng đã phải giơ tay chịu trói. Vậy là chỉ 30 phút sau khi án mạng xảy ra, ông Nguyên cùng đồng đội đã bắt giữ và bàn giao 2 tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho công an điều tra làm rõ…

 

Đầu tháng 4/2013, trên địa bàn liên tục có thông tin về một nhóm côn đồ chuyên dùng mã tấu chặn tiểu thương đi chợ nhằm cướp tài sản gây hoang mang dư luận. Ông Nguyên đã phối hợp với công an phục kích bắt giữ băng cướp này.

 

Bọn côn đồ hung hãn với tiểu thương là vậy, thế nhưng chỉ vừa nghe tiếng tri hô hiệu lệnh: "Đội phòng chống tội phạm huyện Bến Lức" thì chúng đã bủn rủn chân tay, buông mã tấu quy hàng. Tiếng của đội xe ôm săn bắt cướp còn vang đến mức chỉ nghe đến hai từ "Bến Lức", nhiều kẻ gian đã phải coi đó như là cửa ải rất khó vượt trên đường tháo chạy.

 

Cống hiến đến sức mòn, chân mỏi

 

Ông Nguyên tâm sự, đối mặt với hiểm nguy thì ông và các đồng nghiệp không bao giờ nản chí, vậy nhưng nhiều khi cũng có người chùn bước vì cuộc sống còn quá khó khăn. Nhưng bằng lý lẽ và tâm nguyện của mình, ông Nguyên thuyết phục: "Tội phạm không tha cho ai cả, rồi có thể sẽ đến lượt gia đình mình là nạn nhân. Bắt tội phạm giúp xã hội bình yên cũng là mang lại bình yên cho gia đình mình".

 

Cùng với đó là sự động viên kịp thời của chính quyền, đoàn thể địa phương hỗ trợ ông Nguyên tiền mua sắm vật tư để hành nghề rửa xe gắn máy bổ sung thêm thu nhập. Đồng đội khác của ông thì được tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa. Rồi có người làm thêm nghề thợ hồ để kiếm sống nhưng lại ra điều kiện ngược với chủ thầu xây dựng: "Hễ có "biến", phải cho tôi lên đường ngay!".

 

Nghe anh này nói vậy, người chủ thầu xây dựng không cảm thấy khó chịu mà còn rất vui vẻ ủng hộ, động viên: "Việc các anh làm cũng là bảo vệ bình yên cho nhân dân nên tôi ủng hộ ngay!". Nhờ vậy, đội xe ôm săn bắt cướp càng có thêm động lực "chiến đấu", những chiến công nối tiếp cứ lần lượt được các anh ghi danh, năm sau nhiều hơn năm trước. Danh tiếng của đội "xe ôm" bắt cướp ngày càng vang dội và được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ.

 

Hành "nghề" săn bắt cướp, qua hàng trăm vụ án, đến nay ông Nguyên và các đồng đội của mình đã sở hữu những kỹ năng "mềm" như chỉ liếc qua phong thái của đối tượng là biết có dấu hiệu phạm tội hay không và thuộc diện tội phạm nào.

 

Đặc biệt, trước sự tinh vi và liều lĩnh ngày càng gia tăng của tội phạm, ông Nguyên luôn luôn đổi mới phương pháp tiếp cận và trấn áp tội phạm để tránh tổn thất cho đồng đội mà vẫn đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm. Từ chỗ chỉ có 3 thành viên ban đầu, hiện đội săn bắt cướp của ông Nguyên đã có hơn chục thành viên trải đều trên 6 xã của huyện Bến Lức, tạo thành một mạng lưới thông tin phòng, chống tội phạm đặc biệt hữu ích.

 

Có người nhiều lần tình nguyện xin vào đội nhưng xét về tính chất công việc, ông Nguyên phải lựa chọn cân nhắc rất kỹ lưỡng mới nhận thêm được 4 thành viên là những thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có tư chất đạo đức đốt. Tuy nhiên, những thành viên mới này cũng cần phải trải qua ít nhất 2 năm gian nan để thử sức rồi mới được cân nhắc cho kết nạp làm đội viên chính thức.

 

Đáng kể nhất là từ việc bắt cướp mang tính chất thô sơ tự phát, giờ đây đội xe ôm của ông Nguyên đều được tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và quy trình phòng, chống tội phạm. Hoạt động của đội cũng không còn diễn ra đơn lẻ mà có sự hỗ trợ đi tuần, điều tra của lực lượng công an để phản ứng kịp thời.

 

Hơn nữa, việc xây dựng các chốt tuần tra, thay đổi liên tục, hoán đổi cho nhau trên trục đường của đội khiến cho tội phạm không dễ tẩu thoát. Từ khi thành lập đến nay, danh tiếng về đội "xe ôm" săn bắt cướp của ông Huỳnh Tấn Nguyên đã vang dội khắp nơi, nhiều địa phương đã tới thăm quan học tập và áp dụng mô hình này.

 

Treo khắp nhà ông Nguyên là hàng trăm tấm Bằng khen, Giấy khen của nhiều cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương tới địa phương để ghi nhận những cống hiến vì sự nghiệp phòng, chống tội phạm của ông và đồng nghiệp.

 

Nhưng đó chưa phải là tất cả, niềm vui lớn nhất với ông Nguyên đó là mỗi ngày ra đường được nhìn cảnh đường phố bình yên mà trong đó ghi dấu sự đóng góp tuy rất nhỏ bé của mình và đồng nghiệp. Tâm sự về "nghề", ông Nguyên tự hứa với bản thân sẽ cống hiến đến khi nào sức mòn, chân mỏi…

 

Theo Phong Vũ

An ninh thủ đô

Nửa đêm điều tàu cứu hộ cứu 7 ngư dân gặp nạn trên biển

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) cho biết, lúc 1h40 ngày 12/10/2014, đơn vị nhận được thông tin với nội dung như sau: Tàu BĐ 95032 TS do ông Phạm Ngọc Công (35 tuổi, trú tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng trên đường hành trình vào bờ, lúc 18h00 ngày 11/10/2014 tại tọa độ 160,09'N – 1080 23'E thì tàu bị hỏng máy chính do nước tràn vào buồng máy, không thể khắc phục được. Thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Tàu cứu hộ SAR 274 đưa một tàu cá của ngư dân bị nạn về cảng
Tàu cứu hộ SAR 274 đưa một tàu cá của ngư dân bị nạn về cảng

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Danang MRCC báo cáo vụ việc cho Vietnam MRCC và đề xuất điều động tàu SAR 274 đi cứu nạn. Sau khi được cấp trên đồng ý, lúc 2h10 ngày 12/10/2014, lãnh đạo Danang MRCC điều động tàu SAR 274 đi cứu nạn thuyền viên tàu BĐ 95032 TS.

Sau hơn 1 giờ đồng hồ chạy hết tốc lực đến tàu bị nạn, đến khoảng 3h25 ngày 12/10/2014 tàu SAR 274 tiếp cận được tàu BĐ 95032 và sang tàu để tiến hành chăm sóc sức khỏe cho 7 thuyền viên và hỗ trợ đưa tàu BĐ 95032 TS về cầu cảng Danang MRCC

Lúc 6h10 sáng nay 12/10, tàu SAR 274 đưa tàu BĐ 95032 TS cập cầu cảng Danang MRCC an toàn.

Trong một diễn biến khác, sáng nay 12/10, hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam trợ giúp thông tin cho ngư dân tàu ĐNa 90372 TS bị ốm khi tàu đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 15-50'N 108-10'E.

Lúc 7 giờ 46 phút ngày 12/11/2014, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng Nẵng nhận được thông tin trực tiếp từ tàu ĐNa 90372 TS báo trên tàu có ngư dân tên Nguyễn Văn Hai (40 tuổi) bị co giật té ngã khi tàu đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 15-50'N - 108-10'E. Tại thời điểm bị nạn ngư dân bị hôn mê.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này, Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã nối máy cho tàu ĐNa 90372 TS trao đổi trực tiếp với bác sĩ Trung tâm y tế 115 để được hỗ trợ khẩn cấp. Đồng thời, thông tin này cũng được Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ tàu và ngư dân bị nạn.

Hiện hệ thống Đài thông tin duyên hải VN tiếp tục thông tin trợ giúp tàu ĐNa 90372 TS và ngư dân bị nạn.
Công Bính

Chết cười với những cuộc hôn nhân chỉ có ở miền Tây

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Đám rước dâu miền sông nước. Ảnh minh họa
Đám rước dâu miền sông nước. Ảnh minh họa

   

Anh Tùng lại được tía vợ hứa gả cô em, giữa chừng ông "quên", mang gả cho người khác đành gả cô chị cho anh Tùng, họ sống với nhau hạnh phúc... Đó là những cuộc hôn nhân chỉ có ở miền Tây sông nước.

 

Con người miền Tây thật bụng, chất sông nước phóng khoáng và hào sảng. Quan niệm cuộc sống giản đơn tự tại. Hôn nhân cũng vậy, lắm lúc khoát tay cái "rẹc" là xong.

 

Xin cưới vợ lẽ cho chồng

 

Đầu tháng 6/2012, bà Lê Thị Đào (54 tuổi) lăm lăm lá đơn trên tay đến gặp lãnh đạo xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu xin... cưới vợ bé cho chồng.

 

Bà lấy chồng đã gần 30 năm qua, vợ chồng sống với nhau được 3 mặt con, gia đình hạnh phúc, có của ăn, của để.

 

Nhưng trong đơn bà viết: "Tôi sẵn sàng chấp nhận nỗi đau nhất trên đời của người phụ nữ phải chia sẻ hạnh phúc với người khác. Tôi chỉ yêu cầu cô Xuân phải lấy chồng tôi và 2 người chung sống suốt đời, mãi mãi hạnh phúc bên nhau. Tôi chấp nhận không có ý kiến gì cả vì hai  người đã có mối tình mấy chục năm nay".

 

Bà Dương Thị Xuân (54 tuổi), người bị bà Đào "yêu cầu" phải lấy chồng mình, cho hay bà và ông Phước (chồng bà Đào) xưa học chung lớp, có yêu nhau.  Sau đó, ông Phước nhập ngũ, còn bà tiếp tục đi học.

 

Xuất ngũ, ông Phước cưới bà Đào qua mối lái. Còn bà Xuân thì làm công tác ở ấp, đến tận cuối năm 2011 mới "phát sinh tình cảm" với ông Hùng, nhỏ hơn bà 12 tuổi. 

 

Bà kể: Đến lúc sắp cưới, ông Phước bỗng quậy tưng bừng, ngăn cản vì còn yêu bà Xuân. Bị ông Phước quấy quá, bà Xuân tức giận thách: "Nếu anh nói ngon vậy, thì về thôi vợ đi rồi tôi lấy anh".

 

Biết không thể thôi vợ, ông Phước quay về năn nỉ bà Đào. Bà Đào tưởng sẽ nổi máu hoạn thư, nồi tan bát vỡ ai dè ngược lại, bà đồng ý cái rụp! Đích thân bà chủ động làm đơn xin cho chồng cưới bà Xuân làm vợ lẽ.

 

Chủ tịch xã Ninh Quới lúc ấy, ông Võ Như Ý phải tổ chức chính quyền đoàn thể phân tích cho bà Đào và ông Phước hiểu pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một vợ một chồng, nên yêu cầu của họ không thể chấp nhận. UBND xã sau đó còn phải đứng ra "bảo vệ" cho đám cưới của bà Xuân mới yên sự việc.

 

Cuộc hôn nhân chỉ có ở miền Tây: Vụ án cô dâu bỏ trốn

 

Vài năm trước, anh Thành ở ấp Cạnh Đền III, xã Vĩnh Phong Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và chị Giang ở ấp Bờ Xáng bên cạnh, nhờ mai mối lấy nhau. Đám cưới diễn ra, rất đông bà con, họ hàng, bạn bè đến chia vui.

 

Đêm tân hôn, khi anh Thành vào phòng thì Giang viện cớ mệt, chưa muốn "gần gũi". Hai đêm tiếp theo, cô dâu cũng viện lý do tương tự để từ chối.

 

Anh Thành gặng hỏi nguyên nhân vì sao lạnh nhạt như vậy. Chị Giang không trả lời mà hỏi anh Thành chi phí lo đám cưới hết bao nhiêu. Anh Thành nói khoảng 30 triệu đồng. Lặng thinh một lúc chị Giang thở dài: "Chắc khoảng 3 năm nữa, em mới hoàn trả lại đủ số tiền này cho anh".

 

Nghe vợ nói vậy, anh Thành không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao, chỉ lẳng lặng đi ngủ.

 

Đến ngày phản bái, nhà trai mang cặp vịt đến nhà gái. Trong lúc hai bên đang ăn nhậu vui vẻ thì tân nương xin mẹ chồng cho đi hấp tóc rồi...trốn biệt. Gia đình nhà trai nổi giận, đòi nhà gái phải tìm bằng được con dâu đưa về, nếu không, phải bồi thường toàn bộ chi phí cưới hỏi.

 

Ngay hôm sau, nhà gái nhờ chính quyền địa phương qua thương lượng với nhà trai về khoản bồi thường, vì chẳng biết cô dâu trốn ở đâu mà tìm. Lúc đầu, nhà trai nhất quyết không cho bồi thường tiền mà yêu cầu nhà gái phải đi tìm và trả con dâu lại cho họ.

 

Đến khi được chính quyền địa phương giải thích rằng cuộc hôn nhân giữa Thành và Giang là do mai mối, chứ không phải tự nguyện, đừng nên o ép con cái lấy nhau. Nghe giải thích, nhà trai chịu "hạ nhiệt" và đồng ý cho nhà gái bồi thường tất cả chi phí cưới hỏi trên 12 triệu đồng.

 

Trớ trêu là nhà gái nghèo quá, không có tiền để trả cho nhà trai. Lúc này, nhà trai cũng nói thật là lúc đầu định cưới Hồng, là em gái của Giang cho Thành, chứ không muốn cưới Giang. Nghe vậy, nhà gái hứa về bàn lại, có thể gả Hồng làm vợ Thành thay thế Giang, đồng nghĩa với việc khỏi phải bồi thường 12 triệu đồng.

 

Vài ngày sau, nhà trai tiếp tục đến nhà gái yêu cầu cưới Hồng về làm dâu. Không còn cách nào khác, gia đình nhà gái đồng ý để Hồng thay chị Giang làm vợ anh Thành.

 

Lúc đầu, Hồng nhất quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân "tình chị, duyên em" này. Về sau, nghĩ thấy gia đình quá nghèo, thương cha mẹ cơ cực nên cô chấp nhận lên xe hoa về nhà chồng.

Chính quyền địa phương lúc đó cho rằng không thể can thiệp vì hôn nhân xuất phát từ sự "tự nguyện" của hai bên gia đình. Cô em Hồng giờ đã là bà mẹ của hai đứa con, hạnh phúc bên anh nông dân rặt hiền lành, tốt tính.

 

Tình em duyên chị

 

Anh Nguyễn Thanh Tùng, nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ làm nhân viên ngành điện. Anh thường tới lui nhà ông Hai Mum ở Bình Minh, Vĩnh Long. Nhiều năm thân thiết, ông Hai Mum thương anh Tùng như con, hứa gả cho anh cô con gái tên Lài nhu mì, xinh đẹp.

 

Bẵng thời gian làm lụng. Anh Tùng qua đặt vấn đề xin cưới chị Lài. Ông Hai Mum giật mình buồn xo nói chị Lài đã ưng người khác, nhất quyết không nghe lời ông.

 

Anh Tùng buồn thất thểu. Tức thì ông Hai Mum đề xuất gả cô chị tên Là cho anh coi như bù. Chị Là không đẹp bằng em gái nhưng cũng hiền lành nết na. Anh tùng không chần chừ, đồng ý cái "rẹc".

 

Họ lấy nhau được hơn chục năm. Chồng bớt nhậu ham làm, vợ tảo tần khéo léo. Có với nhau hai mặt con, gia đình hạnh phúc no ấm.

 

Người miền Tây đậm chất "thiên nhiên". Nhiều người bảo rằng đã phải duyên phải nợ với nhau thì trốn trời không thoát. Duyên nợ có thể khai sinh tình yêu và dung dưỡng hạnh phúc bền chặt.

 

Theo Kiến Giang
 Một thế giới

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với VN: Báo Trung Quốc tức tối

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Mỹ dở bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington ngày 2/10.


Phản đối được đăng tải trong bài viết trên báo in của tờ Nhân dân Nhật báo, trang báo chính thức của chính phủ Bắc Kinh. "Đây không phải là hành động có suy xét", tờ báo cho biết. "Hơn nữa chính sách là sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân quyền lực ở khu vực".

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này công bố Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập niên qua đối với Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược rộng hơn của Mỹ, nhằm giúp các nước châu Á ở Biển Đông củng cố khả năng an ninh hàng hải.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết việc bán bất cứ loại vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một, nhưng chỉ tập trung trong lĩnh vực phòng thủ, và hoàn toàn không phải là "một động thái chống Trung Quốc".

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt ở Hoàng Sa, tăng cao. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy hồi tháng 8 tàu hải quân Trung Quốc đã chặn và lục soát các tàu cá Việt Nam, thu giữ thiết bị của họ.

Tờ Nhân dân Nhật báo lập luận một cách không ăn nhập rằng vì: "Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuẩn về nguyên tắc chỉ đạo cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển…đã thiết lập nhóm làm việc song phương để thảo luận về việc phát triển chung trên biển năm 2013" nên "việc nhập khẩu vũ khí Mỹ sẽ không giúp gì cho sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước. Nó sẽ gây tổn hại sự ổn định và làm phức tạp thêm căng thẳng giữa hai nước".

Cảnh báo xung đột gián tiếp Trung -Mỹ

Bài báo cũng chĩa công kích vào chính sách của Mỹ và tỏ ra tị nạnh rằng: "Chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Mỹ vẫn đang duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, giới hạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao khác", tờ báo này cho hay.

Tờ Nhân dân Nhật báo ngoài gọi việc dỡ bỏ một phần lện cấm bán vũ khí đối với Việt Nam là "sự mở rộng can thiệp rõ ràng của Mỹ đối với sự cân bằng quyền lực ở khu vực" mà còn là cách "để giành ảnh hưởng" ở châu Á.

Sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc hiện là mối lo ngại lớn của Mỹ và các nước khác trong khu vực. Philippines, một đồng minh của Mỹ, hiện đang củng cố lực lượng hải quân của mình và củng cố mối quan hệ quân sự với Mỹ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc tăng cao. Cho đến nay, Philippines đã cho triển khai 2 tàu từng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ vào đội tàu của hải quân nước này.

Nhật, nước cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Hoa Đông, đang xem xét điều chỉnh hiến pháp hòa bình thời hậu chiến tranh Thế giới lần II, cho phép hành động quân sự trực tiếp hỗ trợ các đồng minh.

Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí của Mỹ "đi ngược trực tiếp với mục đích Mỹ đã tuyên bố là duy trì hòa bình và ổn định và nó cản trở mối quan hệ Trung-Mỹ".

"Mỹ cần phải lưu ý rằng chính sách thiển cận về bán vũ khí này với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được xem là ví dụ của xung đột gián tiếp" với Trung Quốc – tờ báo cảnh báo.

Trung Anh

Một phụ nữ Việt bị đâm chết ở Malaysia

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Một phụ nữ Việt bị đâm chết ở Malaysia

Theo tờ báo, nạn nhân ở độ tuổi 50. Được biết nạn nhân đã bị một người đàn ông Việt tấn công ở nhà trọ tại Taman Ungku Tun Aminah, Johor Bahru. Người này đã vào khu nhà trọ vào khoảng 9h tối ngày thứ sáu vừa qua.

Cảnh sát địa phương cho biết nạn nhân bị đâm vào bụng và lưng và được cho là đã tử vong tại chỗ.

Ngoài ra, một nữ nạn nhân khác cũng bị tấn công trong vụ việc. Nạn nhân này đang bị thương nặng và đã được nhập viện Sultanah Aminah để điều trị.

"Chúng tôi đang tìm kiếm nam giới người Việt, được tin là ở cùng khu nhà với các nạn nhân", một cảnh sát địa phương cho biết. Ông cho biết, những người khác ở trong khu nhà trọ 2 tầng với 7 phòng đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Vụ việc đang được cảnh sát địa phương tiếp tục điều tra.

Trung Anh

Theo Asia One

Putin lệnh rút quân khỏi biên giới giáp Ukraine

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT


Hàng ngàn lính Nga hiện đang được triển khai gần biên giới Ukraine.

Hàng ngàn lính Nga hiện đang được triển khai gần biên giới Ukraine.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin cho biết khoảng 17.600 binh sỹ đang huấn luyện tại vùng Rostov sẽ được rút về.

"Ngài Putin đã ra lệnh bắt đầu đưa binh sỹ trở lại các căn cứ của họ", người phát ngôn Dmitry Peskov được các hãng thông tấn Nga dẫn lời cho biết. Ông Peskov cho hay việc rút quân được thực hiện do đợt huấn luyện đã kết thúc.

Trước đó, Nga cũng đã công bố rút quân nhưng NATO và Mỹ cho rằng lệnh rút quân này không thực sự được thực hiện.

Nga bị cáo buộc hỗ trợ về lực lượng cũng như vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, song nước này luôn phủ nhận.

Lệnh mới nhất diễn ra trước cuộc gặp dự kiến giữa ông Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko vào thứ sáu tới tại Milan, Ý, bên lề hội nghị thưởng định Á Âu (ASEM).

Lính Ukraine và lực lượng ly khai ở vùng Donetsk và Luhansk đã giao chiến kể từ tháng 4, khiến hơn 3.500 người thiệt mạng.

Hai bên đã đạt được lệnh ngừng bắn vào 5/9, nhưng giao tranh vẫn tiếp tục, nhất là ở trong và quanh khu vực Donetsk.

Phát biển trước báo giới ông Poroshenko cho hay: "Tôi không kỳ vọng cuộc đàm phán sẽ dễ dàng. Vai trò của Nga trong vấn đề đem lại hòa bình..rất khó để đánh giá cao", ông nói.

Ông Poroshenko hi vọng có thể thảo luận về bất đồng giá khí đốt giữa hai nước.

Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine từ tháng 6 với lý do chính phủ Ukraine không trả khoản nợ của nước này với Nga.

Ukraine đối mặt với khả năng thiếu khí đốt vào mùa đông này nếu bất đồng không được giải quyết.

Trung Anh

Theo BBC

Hơn 550 người thiệt mạng tại thị trấn người Kurd bị IS chiếm đóng

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Kobane đang chứng kiến giao tranh ác liệt giữa các chiến binh người Kurd và IS
Kobane đang chứng kiến giao tranh ác liệt giữa các chiến binh người Kurd và IS

Thông tin được tổ chức Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh công bố. Theo đó trong số người thiệt mạng có 298 tay súng của IS.

Những ngày qua, các chiến đấu cơ của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã oanh tạc các vị trí của IS, trong khi các chiến binh người Kurd tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc giữ vững thị trấn biên giới quan trọng Kobane. Đây chính là cửa khẩu giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

"Những viện binh được đưa tới rất giỏi", quan chức của Kobane Idris Nassan cho biết. "Nhưng họ tới mà không có vũ khí và sẽ không thể tạo ra những thay đổi lớn".

Cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khẳng định sẽ không có cuộc can thiệp đơn phương nào trên thực địa vào cuộc xung đột này.

Khoảng 200.000 người Kurd tại Syria đã vượt qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi IS bắt đầu tấn công cách đây gần một tháng.

Theo tổ chức Quan sát nhân quyền Syria, con số thương vong thực sự trong các cuộc giao tranh tại Kobane có thể là hơn 1100 người, tính từ khi IS bắt đầu tấn công nơi đây hôm 16/9.

Trong số những trường hợp thương vong có thể xác định, 226 người là các tay súng người Kurd, 9 người là lực lượng đối lập tại Syria. Ngoài ra còn có 20 thường dân, trong đó có 17 người bị IS hành quyết.

Ông Nasan cho biết các cuộc không kích giúp lực lượng chiến binh người Kurd giành lại được một vài khu vực ở phía Nam, nhưng như vậy là chưa đủ.

"Một vài ngày trước, IS tấn công với một xe quân sự, chúng sử dụng đạn cối, đại bác và xe tăng", vị quan chức này cho biết. "Chúng tôi không chỉ cần súng AK và đạn. Chúng tôi cần thứ gì đó hiệu quả hơn do bọn chúng thu giữ được nhiều xe tăng và phương tiện quân sự tại Iraq".

20.000 người tuần hành tại Đức

Trước những diễn biến đáng ngại trên tại Kobane, ngày 11/10, ít nhất 20.000 người Kurd sinh sống tại Đức đã tuần hành tại thành phố Duesseldorf để thu hút sự chú ý của dư luận về mối đe dọa với người Kurd tại Kobane.

Một cuộc tuần hành nhỏ hơn cũng diễn ra tại thành phố Bregenz của Áo. 2 người đã bị tấn công bằng dao và bị thương nặng tại đây khi những người biểu tình người Kurd đụng độ với phe tuần hành đối lập

Những cuộc tuần hành ủng hộ người Kurd cũng diễn ra tại các thành phố khác như Paris, Basel và Barcelona

Thanh Tùng

Theo BBC

Barcelona chấp nhận bỏ La Liga để đổi lấy độc lập

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Mới đây, Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha, Javier Tebas đã lên tiếng cảnh báo rằng Barcelona sẽ bị loại khỏi La Liga nếu như xứ Catalan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, điều đó không khiến CLB này chùn bước.

Barcelona ủng hộ xứ Catalan giành độc lập
Barcelona ủng hộ xứ Catalan giành độc lập


Trang chủ của Los Blaugrana khẳng định CLB đã ký hiệp ước đòi quyền độc lập cho xứ Catalan. Trong đó có đoạn: "FC Barcelona đã ký vào vào hiệp ước đòi quyền độc lập cho xứ Catalan. CLB chính thức trở thành thành viên của hiệp ước trong bức thư của Chủ tịch Josep Maria Bartomeu gửi tới Chủ tịch hội đồng xứ Catalan, Joan Rigol. Có tới 3.500 tổ chức, hiệp hội với mọi tầng lớp xã hội, chính trị đã ủng hộ quyền độc lập của xứ Catalan".

Trong cuộc họp hồi năm 2013, Chủ tịch Sandro Rosell từng tuyên bố: "Barcelona luôn sát cánh cùng đất nước cùng với ý chí, nguyện vọng của người dân. Chúng tôi bảo vệ quyền tự quyết vì đó là quyền cơ bản mà mọi người ở mọi quốc gia đều phải có".

Các cầu thủ CLB này như Pique cũng ủng hộ xứ Catalan sẽ tách ra khỏi Tây Ban Nha. Trước báo giới, trung vệ này nói: "Tôi bảo vệ quyền độc lập chính đáng của những người dân xứ Catalan. Đó là quyền dân chủ. Tôi cũng muốn cống hiến cho ĐT Tây Ban Nha. Vì vậy, sau này, nếu họ triệu tập, tôi sẵn lòng phục vụ".

Hiện tại, Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha, Javier Tebas đang đấu tranh để Barcelona ở lại La Liga bởi ai cũng hiểu, sự vắng mặt CLB này sẽ mang tới hậu quả vô cùng lớn. Luật pháp của Tây Ban Nha mới chấp nhận 1 CLB duy nhất ngoài lãnh thổ nước này tham dự các giải đấu ở xứ Bò tót, đó là FC Andorra.

H.Long

Real Madrid méo mặt vì chấn thương của C.Ronaldo

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

C.Ronaldo đang trình diễn phong độ hủy diệt với 19 bàn thắng sau 11 trận ra sân trong màu áo Real Madrid. Dù vậy, ngày hôm qua, những người Los Blancos đã đón nhận tin không vui từ cầu thủ này.

C.Ronaldo gặp chấn thương đầu gối trong trận đấu với ĐT Pháp
C.Ronaldo gặp chấn thương đầu gối trong trận đấu với ĐT Pháp

Phút 75 trong trận đấu giữa Pháp và Bồ Đào Nha, "siêu sao" của Real Madrid đã phải rời sân với đầu gối bị thương. Sau đó, cầu thủ này đã phải chườm đá. Ngày hôm nay, các bác sĩ sẽ kiểm tra để biết chính xác mức độ chấn thương của cầu thủ này.

Thực tế, chấn thương đầu gối đã "đầy đọa" C.Ronaldo trong thời gian dài qua, khiến cầu thủ 29 tuổi này phải nghỉ thi đấu khá nhiều. Do đó, cầu thủ người Bồ Đào Nha cũng như phía Real Madrid không thể chủ quan vì chấn thương này.

Tệ hơn, theo báo cáo, trong trận đấu hôm qua, Benzema cũng gặp vấn đề về ngón chân. Nếu như mất đồng thời cả hai cầu thủ này trong thời gian tới, đây sẽ là tổn thất vô cùng lớn cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha.

Không chỉ C.Ronaldo, Benzema cũng đang đạt phong độ cao. Ngày hôm qua, anh là người hùng giúp ĐT Pháp vượt qua Bồ Đào Nha với tỷ số 2-1 (1 bàn thắng, 1 đường kiến tạo thành bàn). Trước đó, "sát thủ" người Pháp cũng ghi 3 bàn trong 2 trận gần nhất của Los Blancos với Ludogorets và Bilbao.

H.Long
Theo AS

Tây Ban Nha tìm lại hình ảnh bằng một chiến thắng đậm?

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Tây Ban Nha đang thực sự sa sút sau những chuỗi ngày tệ hại ở World Cup 2014, họ không còn giữ được hình ảnh của một nhà vô địch châu Âu. Sự ra đi của Villa và đặc biệt là cặp Xabi Alonso-Xavi đã để lại lỗ hổng lớn ở khu vực giữa sân lẫn khả năng săn bàn trên hàng công.

Del Bosque đã tuyên bố hùng hồn rằng Tây Ban Nha có nhiều ngôi sao thế hệ mới, nhưng sự thật họ đã đánh mất đi quá nhiều bản sắc. Thắng lợi 5-1 trước Macedonia chưa thể nói lên nhiều điều và những hạn chế của La Furia Roja đã được bộc lộ quá rõ nét ở trận thua Slovakia.

Tây Ban Nha đã bộc lộ quá nhiều yếu điểm trước Slovakia
Tây Ban Nha đã bộc lộ quá nhiều yếu điểm trước Slovakia

Tây Ban Nha vẫn có những thời điểm áp đảo về thế trận, tạo ra được những cơ hội rõ nét nhưng họ không biết cách tận dụng cơ hội. Ngoài ra, sự thiếu chắc chắn ở hàng thủ là nguyên nhân dẫn đến hai bàn thua từ Kucka, Stouch mà có thể chỉ ra hàng loạt cá nhân mắc sai lầm nghiêm trọng.

Iker Casillas đã bị chỉ trích dữ dội vì pha bắt bóng tệ hại khiến Tây Ban Nha bị thủng lưới ở quả sút phạt. Cả Pique lẫn Raul Albiol phối hợp cùng nhau quá tệ hại khiến hàng thủ Tây Ban Nha quá mong manh, chưa kể hai hậu vệ cánh Jordi Alba, Juanfran dâng lên quá cao và để lộ nhiều khoảng trống.

Nhưng cầu thủ bị chê trách nhiều nhất phải là Diego Costa, anh đang thể hiện một phong độ khủng khiếp ở Chelsea nhưng lại chơi kém cỏi ở ĐTQG. Rõ ràng, Costa chưa hòa nhập được cùng các đội đội ở La Furia Roja (kể cả có Fabregas) và sự thất vọng của Costa còn được đem ra so sánh với Alcacer, người ghi bàn danh dự cho đội quân HLV Del Bosque.

Bộ đôi tiền vệ Koke-Fabregas được chờ đợi sẽ lấp chỗ trống của cặp Alonso-Xavi, nhưng đều không thành công. Koke công thủ toàn diện, nhưng anh chưa có được sự lỳ lợm như Xabi Alonso. Fabregas tuy ở đỉnh cao phong độ nhưng phong cách của anh khác, hay đúng hơn là không phù hợp với đối lá đan lát kỹ thuật của Tây Ban Nha như Xavi.

Dù có những tiền vệ chất lượng, nhưng Tây Ban Nha vẫn phụ thuộc nhiều vào Iniesta và David Silva ở hai cánh. Và khi hai tiền vệ giàu kỹ thuật nhưng thể lực hạn chế này bị vô hiệu hóa, Tây Ban Nha trở nên bế tắc, họ không có những miếng đánh khác để gây bất ngờ cho đối thủ.

Diego Costa cần tìm lại bản năng sát thủ của mình
Diego Costa cần tìm lại bản năng sát thủ của mình

Tây Ban Nha vẫn có đội ngũ chất lượng, nhưng Del Bosque chưa xây dựng họ thành một tập thể chắc chắn, kết dính. Thất bại trước Slovakia cũng chưa phải điều gì quá thảm họa mà đây cũng là bài học quý giá để Bosque rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho các trận đấu còn lại ở bảng C.

Đêm nay, các nhà vô địch châu Âu sẽ hành quân đến sân Josy Barthel của chủ nhà Luxemburg. Đội tuyển thuộc Liên Xô (cũ) này bị đánh giá là yếu nhất ở bảng C nên 3 điểm là điều gần như nằm trong tầm tay Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, điều mà các CĐV chờ đợi là Tây Ban Nha sẽ thể hiện bộ mặt nào trước đối thủ yếu này và tất cả cũng chờ đợi những điều chỉnh của Del Bosque để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Vị trí Casillas là một ví dụ, khi tất cả đều khẳng định De Gea mới xứng đáng là thủ môn chính của Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha đang cần một chiến thắng đậm đà để giải tỏa sức ép và trở lại nhóm đầu bảng vòng loại Euro 2016. Mọi hy vọng sẽ đổ dồn vào Fabregas, Iniesta, Silva, Costa, những người đã gây quá nhiều thất vọng trong thất bại trước Slovakia ở Zilina.

Trang Anh

Messi khó chịu vì bị Kaka xoa đầu

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Ngày hôm qua, Kaka đã đánh dấu sự trở lại ĐT Brazil khi vào sân thay thế Diego Tardelli ở phút 82. Quãng thời gian ngắn ngủi đó không thể giúp "thiên thần" này thể hiện được nhiều. Tuy nhiên, sau trận đấu, anh vẫn thể hiện sự thân thiện bằng cách chạy tới xoa đầu, hỏi thăm Messi.

Messi đã có trận đấu không thành công
Messi đã có trận đấu không thành công


Đáp lại, Messi đã khó chịu với hành động trên của Kaka. Tiền đạo của Barcelona đã nói một vài lời khiến cựu tiền vệ của Real Madrid buồn rầu bỏ đi, rồi sau đó đi thẳng tới phòng thay đồ.

Tất nhiên, ai cũng có thể hiểu được tâm lý của Messi. Trong lần trở lại ĐT Argentina (sau chấn thương), tiền đạo này lại thi đấu vô cùng mờ nhạt. Thậm chí, El Pulga còn bỏ lỡ quả phạt đền, khiến đội tuyển xứ Tango thúc thủ 0-2 trước Brazil.

Nhìn lại thái độ của Messi với Kaka:


Quả phạt đền bị Messi thực hiện hỏng trong trận đấu:


H.Long

Trường thu cao, phụ huynh xã nghèo kêu trời

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

"Thắt lưng buộc bụng" cho con đến trường

Những ngày qua, PV Dân trí liên tục nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh tại xã miền núi Xuân Trạch (Quảng Bình) về mức đóng đậu quá cao tại Trường Mầm non Xuân Trạch. Theo đó, mức thu cao nhất đối với một cháu mẫu giáo đang theo học tại trường này là 1.880.000 đồng, ngoài ra, mỗi tháng phụ huynh còn phải đóng gần 200 ngàn tiền ăn/1cháu. Trường Mầm non xã Xuân Trạch có 3 điểm trường với 345 cháu, trong đó 3 tuổi 119; 4 tuổi 98 cháu và 5 tuổi là 128 cháu.

Xã 135, trường “chém”… gần 1,9 triệu đồng/cháu!
Ngoài số tiền phải đóng cao "ngất ngưởng", mỗi tháng phụ huynh còn phải đóng gần 200 ngàn tiền ăn/1 cháu.

Một phụ huynh xin được giấu tên kêu trời: "Thu mà cao như ri thì những người nghèo như nhà tui biết lấy mô ra. Hai vợ chồng tui chỉ có vài sào ruộng, nhưng khổ nỗi nước nôi không có nên dường như bỏ hoang quanh năm. Ở cái đất ni, muốn làm thêm nghề chi cũng khó. Hôm trước có mấy người trong xóm rủ chồng tui vô rừng chặt gỗ về bán kiếm tiền nộp tiền học cho con, nhưng vì sợ bị bắt nên tôi không dám cho chồng đi. Thôi đành "thắt lưng buộc bụng" cho con học cho biết cái chữ, sau này có bỏ học đi làm thuê cũng không bị thiên hạ chê trách mù chữ".

Một buổi học của các cháu Trường Mầm non Xuân Trạch.
Một buổi học của các cháu Trường Mầm non Xuân Trạch.

Mức thu này đối với những gia đình nằm trong diện hộ nghèo hoặc có từ 2 đến 3 con đang theo học lớp mầm non, nguy cơ con phải bỏ học giữa chừng là rất cao.
 
"Xuân Trạch là xã nghèo được hưởng chế độ 135, lẽ ra nhà trường phải thu thấp để cho các cháu có điều kiện đến trường, đằng này mức thu lại cao ngất ngưỡng khiến những gia đình đông con hết khổ. Không cho con đi học thì không được, mà cho đi thì phải vay mượn khắp nơi", chị H. than phiền.

Một buổi học của các cháu Trường Mầm non Xuân Trạch.
Xuân Trạch là một xã miền núi nằm trong diện được hưởng chế độ 135, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 82%.

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vn Xin trân trọng cảm ơn!

Theo điều tra của PV Dân trí, nhiều phụ huynh còn bức xúc, không đồng tình với một số khoản thu mà nhà trường đưa ra, trong đó khoản thu tiền tiền nước uống, giấy vệ sinh 80 ngàn đồng/cháu là quá cao.

"Mập mờ" về các khoản thu

Để hiểu rõ hơn về mức thu cao như phụ huynh phản ánh, PV Dân trí đã có cuộc làm việc với bà Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Trạch. Tại cuộc trao đổi, bà Nhung cũng thừa nhận mức thu như vậy là hơi cao.  

Một buổi học của các cháu Trường Mầm non Xuân Trạch.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Trạch luôn tỏ ra bối rối trước những câu hỏi của PV Dân trí.
 
"Nhà trường cũng biết mức thu như thế là hơi cao đối với một số phụ huynh, tuy nhiên vì "xã hội hóa giáo dục", kinh phí đầu tư của xã có phần hạn chế, bởi thế nhà trường cũng phải kêu gọi sự chung tay đóng góp của các bậc phụ huynh để xây dựng cho nhà trường ngày một phát triển hơn", bà Nhung giải thích.
 
Khi PV xin xem danh sách các khoản thu, bà Nhung không thể cung cấp bằng văn bản và chỉ nêu lên các khoản thu, nhưng khi PV cộng lại cũng không đủ số tiền 1.880.000 đồng (mức cao nhất) mà phụ huynh phải nộp.
 
"Các khoản được phép thu, nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm đứng ra thu sau đó nộp lại cho kế toán, còn các khoản thu khác đã có sự thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh thì chúng tôi giao cho hội phụ huynh thu và chi tiêu", bà Nhung phân bua.

Tuy nhiên, khi PV đưa ra thông tin, nhiều phụ huynh cho biết, tổng số tiền mà các cháu phải đóng đậu (mức cao nhất 1.880.000 đồng - PV), phụ huynh đều đóng cho giáo viên chủ nhiệm. Sau đó, bà Nhung cho gọi một giáo viên chủ nhiệm của một lớp ra đối chiếu thì phát hiện số tiền mà phụ huynh đóng đậu đều nằm trong danh sách giáo viên này thu.

Số tiền mà phụ huynh đóng đậu đều nộp cho giáo viên chủ nhiệm.
Số tiền mà phụ huynh đóng đậu đều nộp cho giáo viên chủ nhiệm.

Khi PV đề cập về khoản thu năm ngoái chưa đến 1 triệu đồng, nhưng năm nay lại cao gần gấp đôi, bà Nhung cho rằng: "Sở dĩ năm nay mức thu cao hơn là do nhà trường đầu tư một số trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho các cháu tốt hơn. Đặc biệt, tại điểm trường chính Vĩnh Sơn, nhà trường đang xây dựng nhà ăn bán trú và dự kiến mua thêm sạp ngủ để phục vụ các cháu nên cũng hơi cao so với năm ngoái".

Trước những khoản thu khiến nhiều bậc phụ huynh bất bình, PV Dân trí đã làm việc với ông Cao Thế Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch. Ông Vĩnh cũng thừa nhận, mức thu như thế là hơi cao so với một xã nghèo, nhưng vì ngân sách của xã còn hạn chế, dù hàng năm xã cũng đã tích cực đầu tư cho các trường học đóng trên địa bàn.

"Mặc dù vẫn biết kinh tế địa phương đang còn rất nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, UBND xã và nhà trường cũng đã rất nỗ lực trong công tác "xã hội hóa giáo dục" với mong muốn nền giáo dục xã nhà ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu trường có chỗ nào chưa phù hợp về cách làm thì xã sẽ có ý kiến để trường cân nhắc, xem xét và rút kinh nghiệm, còn nếu có sai phạm mà nhà trường giải quyết không dứt điểm thì xã sẽ tiến hành vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm", ông Vĩnh khẳng định.

Đặng Tài - Phúc Lịnh

 

Đổi mới từ ngọn, khó đạt hiệu quả

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Đổi mới có nghĩa là phải bỏ đi những gì đã cũ, thay vào cái mới. Còn khi nói đổi mới cơ bản và toàn diện thì phải chăng là tất cả những nội dung căn bản của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đều đã lạc hậu đến mức phải thay thế bằng những cái mới?

Lỗi hệ thống

Vậy trước hết, phải xác định đâu là những vấn đề cơ bản? Thực chất, đó là các bộ phận chính hợp thành "cấu trúc vĩ mô" của nền giáo dục. Giống như một ngôi nhà kiên cố, dù ở đâu cũng phải có các phần cơ bản là: nền móng, cột trụ, tường vách và mái lợp.

Nền giáo dục của quốc gia nào cũng đều có cấu trúc theo mô hình phổ quát: tầng cao nhất là triết lý giáo dục để định hướng cho xây dựng chiến lược giáo dục. Khi có chiến lược đúng mới có cơ sở để chỉ đạo cho việc thiết kế nội dung và chương trình. Khi nội dung (sách giáo khoa) và chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của từng lứa tuổi thì mới có cơ sở để sáng tạo phương pháp dạy và học.

 
Đổi mới từ ngọn, khó đạt hiệu quả
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TPHCM) ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Bao trùm lên tất cả, phải có yếu tố đạo đức giáo dục để cân bằng giữa con người kiến thức và con người nhân văn. Đó là loại cấu trúc có logic chặt chẽ, không thể tùy ý đảo lộn vị trí, đừng đi tắt đón đầu. Dư luận xã hội từng đặt câu hỏi: Giáo dục Việt Nam có đang bị lỗi hệ thống hay không?

Có thể tìm câu trả lời ở các khía cạnh sau. Về triết lý giáo dục, nếu chỉ căn cứ vào nghị quyết của Đảng về giáo dục là không sai nhưng đó là mục tiêu đào tạo con người cho sự phát triển đất nước. Triết lý giáo dục phải bắt đầu từ con người - tức là đào tạo con người biết tư duy và hành động độc lập, có tố chất văn hóa dân tộc và hiện đại, có ý chí hướng đến và có khả năng trở thành công dân thế giới. Triết lý ấy không chấp nhận lối giáo dục nạp kiến thức - giống như cài đặt chương trình làm việc cho những cỗ máy.

Về chiến lược giáo dục, nghị quyết của Đảng đã xác định "giáo dục là quốc sách". Tuy nhiên, khi thực hiện lại bỏ chế độ học không mất tiền thì hệ quả số người được học sẽ giảm, số người muốn học cao hơn cũng giảm. Điều này rất dễ hình dung: một gia đình người lao động tuy chưa nằm trong diện xóa đói giảm nghèo nhưng đang ở diện cận nghèo và thường phải vay mượn để đóng tiền học cho 2 con, nếu học phí tăng hoặc bỗng nhiên gia đình có người ốm đau, bệnh tật hay công việc làm ăn gặp lúc khó khăn thì chắc chắn một đứa con phải nghỉ học. Nếu gia đình đó có cố gắng cho 2 con học hết phổ thông thì cũng không đủ tiền cho cả hai vào đại học. Cụ thể hơn, niên khóa 2013-2014, toàn khu vực Tây Nam Bộ có 30.347 học sinh bỏ học với những lý do: nhà nghèo, nhà xa, học kém, phụ huynh không coi trọng việc học của con cái… (số liệu của cuộc họp giao ban do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long).

Nếu trong xã hội có tình trạng số người đi học giảm, thời gian đào tạo giảm cũng có nghĩa là mặt bằng dân trí không được nâng cao và chiến lược giáo dục không ngang tầm với "quốc sách".

Không thể đi tắt

Khi triết lý và chiến lược giáo dục chưa rõ ràng mà tiến hành đổi mới sách giáo khoa, thay đổi các kỳ thi, không cho điểm hằng tháng, trang bị máy tính bảng… thì rõ ràng là đang làm từ phần ngọn, giống như xây nhà từ trên xuống khi chưa gia cố tốt phần nền móng. Không phải phụ huynh nào cũng phản ánh lên báo về nỗi lo của mình nhưng ai cũng băn khoăn: Nếu hằng tháng, thầy cô chỉ nhận xét về thái độ mà không cho điểm thì làm sao biết được kết quả học tập của con em mình để  "gò" chúng vào bàn học, đến cuối học kỳ mới biết thì đã muộn.

Thực ra, ai cũng biết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vị thành niên là bản năng mạnh hơn lý trí. Vì thế, khi trẻ không sợ bị điểm xấu thì bản năng ham chơi lại càng mạnh hơn lý trí học tập. Việc thay đổi sách giáo khoa, thay đổi kỳ thi còn đang có rất nhiều ý kiến phản biện. Điều đó chứng tỏ chưa có sự đồng thuận của các nhà khoa học và của toàn xã hội do sự thay đổi khá đột ngột từ cực này sang cực khác… Vì vậy, nên chăng cần nhắc lại lời dặn của người xưa: dục tốc bất đạt?

Khi nào còn bệnh thành tích thì còn học sinh lớp 5, lớp 6 chưa biết đọc, biết viết. Khi nào còn dạy thêm học thêm tràn lan, còn quà biếu thầy cô, còn phong bì cho thành viên hội đồng chấm luận án, còn tình trạng "tính nhầm" hàng ngàn tỉ đồng tiền đóng thuế của nhân dân… thì sẽ không còn tôn sư trọng đạo. Công cuộc đổi mới giáo dục vì thế khó mà đạt được "cơ bản và toàn diện", bởi nó sẽ giống như chiếc máy tính cũ - khó mà tương thích với một chương trình lạ. 

TS Nguyễn Hữu Nguyên
(Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM)
Theo Người Lao Động

 

Khâm phục hai học sinh vượt khó, học giỏi

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Ba mất, nhà nghèo…, vẫn học giỏi

Ba mất do căn bệnh ung thư não cách đây 3 năm, Ngân sống với mẹ trong căn nhà chật hẹp, bị dột tạt mỗi khi mưa. Gia đình thuộc hộ nghèo, đất nền nhà 2 mẹ con em đang được người hàng xóm cho ở nhờ. Để có tiền xoay xở chi tiêu trong gia đình, hàng ngày mẹ em là cô Võ Thị Bột (ngụ ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) phải chạy xe đạp đi bán cá dạo, vất vả cả ngày nhưng chỉ kiếm được 30 ngàn đồng. Riêng Ngân, ngoài giờ học em tiếp mẹ chuyện cơm nước, giặt quần áo, tắm heo (lợn).

Đang mắc chứng bệnh nổi nhiều hạch bên trong cổ, phải đi điều trị nhiều lần nhưng Ngân vẫn vượt qua, cố gắng học tập để đạt kết quả cao. Ngân tâm sự: "Trước khi ba mất, ba nói ba mẹ không biết chữ, con cố gắng học để sau này đừng cực khổ như ba mẹ. Lời nói của ba làm em nhớ mãi và luôn quyết tâm học cho thật tốt, sau này có việc làm dành dụm tiền xây nhà cho mẹ".

Dù gia cảnh nghèo, ba mất sớm nhưng suốt 8 năm qua, em Nguyễn Thị Thanh Ngân (
Dù gia cảnh nghèo, ba mất sớm nhưng suốt 8 năm qua, em Nguyễn Thị Thanh Ngân (bên trái) luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Thầy Nguyễn Lộc - Tổng phụ trách Đội, Trường Trung học cơ sở Long Thuận cho biết, ngoài vượt khó học giỏi, cùng bạn bè tham gia học nhóm, chăm ngoan, Ngân còn tham gia tốt hoạt động phong trào trong nhà trường, các hội thi cấp trường, cấp huyện đều đạt thứ hạng cao.

Nhờ tính chuyên cần nên suốt 7 năm qua, Ngân luôn đạt những thứ hạng cao nhất của lớn và của trường. Chính nhờ thành tích này, Ngân vừa được một công ty trao suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, giúp em tiếp tục vượt qua khó khăn, phấn đấu học giỏi.

Một buổi đi học, một buổi đi bắt ốc, hái rau

Từ nhà đến trường bằng chiếc xe đạp cũ thường xuyên bị hư, có khi phải đi bộ trên đoạn đường đất dài 5 cây số, nhưng Trần Phú Vinh - học sinh lớp 8A1, Trường THCS Tân Công Sính (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) hàng ngày vượt bao khó khăn vẫn miệt mài đến trường với ước mơ theo con đường học vấn để sau này có được một tương lai tốt đẹp.

Vinh sống với ba mẹ trong căn nhà lá được che cất tạm bợ. Do mẹ sau khi được mổ tim, sức khỏe chưa hồi phục hẳn, ba có tật ở chân nên hằng ngày sau khi đi học về, em còn phụ giúp gia đình lo chuyện cơm nước, giặt quần áo…

Dù gia cảnh nghèo, ba mất sớm nhưng suốt 8 năm qua, em Nguyễn Thị Thanh Ngân (
Cha mẹ bệnh tật, gia đình nghèo khó nên một buổi đi học, một buổi Vinh đi bắt ốc, hái rau bán... nhưng vẫn là học sinh giỏi trong 8 năm học.

Để có tiền đi học và trang trải cho cuộc sống, Vinh còn làm hoa vôn đem bán cho giáo viên và các bạn trong trường. Vào mùa lũ, mỗi tối em cùng ba bơi xuồng ra đồng bắt óc mang bán. Khó khăn là vậy nhưng từ lớp 1 đến lớp 8, Trần Phú Vinh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và đứng nhất khối lớp. Em cũng đạt được nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi cấp huyện như: "Thơ, truyện ngắn", "Hùng biện tiếng Anh", "Giải toán trên Internet", "Vẽ tranh",…

Dù đã cố gắng làm kiếm tiền đi học nhưng do gia cảnh quá khó khăn nên Vinh thường xuyên đi học mà không có tiền trong người. Vinh tâm sự: "Những lúc trưa ở lại trường chờ học bồi dưỡng, thấy em không có tiền mua cơm trưa nên dì bán ở căn tin cho em 1 dĩa cơm chay ăn".

Năm học mới này, Vinh được một cô giáo của trường cho 200 ngàn đồng mua bộ quần áo mới. Thầy Nguyễn Phú Hiệp, giáo viên chuyên trách Đội - Trường THCS Tân Công Sính cho biết, dù phải phụ giúp ba mẹ trong công việc nhưng Vinh vẫn tham gia tốt phong trào của trường, ngoài đóng vai trò lớp trưởng, Vinh còn là Liên Đội phó Liên Đội Trường THCS Tân Công Sính, em luôn hăng say tham gia các phong trào do trường phát động.

Nguyễn Hành - H.N
 
 

Việt Nam giành được 10 huy chương ở IMSO

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Theo đó, sau khoảng một tuần thi đấu tại Indonesia, 10 trong số 12 học sinh của trường đem huy chương về cho đất nước. Trong đó toàn bộ sáu học sinh trong đội tuyển toán đều có huy chương (ba huy chương bạc, ba huy chương đồng), bốn huy chương đồng còn lại của các học sinh thi các môn khoa học khác.
 
"Mặc dù thời gian chuẩn bị cho kỳ thi rất ngắn, gấp gáp, chỉ có chưa đầy hai tháng tổ chức ôn luyện cho các em, trong khi đó đề thi và bài làm yêu cầu hoàn toàn bằng tiếng Anh nhưng các em đều nỗ lực hết mình. Thành tích của đoàn là ngoài mong đợi" - ông Đoàn Công Thạo cho hay.
 
Được biết kỳ thi IMSO năm nay thu hút sự tham gia của 14 nước trên thế giới. Năm 2014 là năm thứ 11 cuộc thi được tổ chức và là năm đầu tiên Việt Nam tham gia.
 
Theo Ngọc Bảo
Pháp luật TPHCM
 

6 năm rồi, em chỉ mong các con gọi một tiếng “mẹ ơi”

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT


Trò chuyện với chúng tôi, nhiều lần Nguyễn Thị Yến (SN 1990, xóm 10, xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An) khóc nghẹn. Nhìn Yến, không ai nghĩ em vừa hơn 20 tuổi bởi vất vả đã in hằn lên khuôn mặt. 6 năm nay, có lẽ em chưa bao giờ biết nở một nụ cười hạnh phúc của một người làm mẹ.

Trong vòng tay Yến, bé Nguyễn Vĩnh Quốc Cường (SN 2008) nằm lả đi. Tối qua đến giờ nó lên cơn sốt, Yến phải bế con trên tay suốt đêm. Trên giường, bé Nguyễn Vĩnh Thành Công - người anh sinh đôi của Cường cũng đang ngọ ngoậy, chốc chốc từ cái miệng đang há hốc của Công vang lên một tràng dài "ệ ệ..", đôi chân cứng đơ gồng lên, cố gắng quẫy đạp vào chiếc chiếu cói để "ủi" người lên.

Đầu năm 2008, vợ chồng Yến hồi hộp đón đứa con đầu tiên chào đời. Sinh đôi, 2 trai nhé! Lời của bác sỹ siêu âm khiến vợ chồng Yến cùng gia đình nội ngoại vui lắm. Suốt những ngày tháng mang thai, Yến đi khám, các bác sỹ cũng không phát hiện gì bất thường của thai nhi. Rồi 2 bé trai xinh xắn, bụ bẫm chào đời, chẳng thể nói hết niềm vui của cặp vợ chồng trẻ. Hai cái tên Thành Công, Quốc Cường được đặt cho cặp song sinh với những kì vọng về sức khỏe và thành đạt sau này.

6 năm rồi, em chỉ mong các con gọi một tiếng “mẹ ơi”
Căn bệnh bại não bẩm sinh khiến 2 bé sinh đôi Nguyễn Vĩnh Thành Công - Nguyễn Vĩnh Quốc Cường không thể vận động cũng không thể hiện được cảm xúc.

"6 tháng, hai đứa cũng không biết lật. Mọi người bảo, sinh đôi thường yếu hơn nên chậm hơn những đứa trẻ khác nên em cũng yên tâm. Rồi 8 tháng, 10 tháng, 2 đứa cũng chỉ biết nằm ngửa, không lật, không bò gì cả. Em đưa cháu đi bệnh viện kiểm tra, bác sỹ bảo hai cháu bị bại não bẩm sinh, không có khả năng nhận thức cũng như vận động. Vợ chồng em như chết từng khúc ruột vì thương con, thương mình...", Yến nước mắt lã chã nói.

Hết bệnh viện này đến bệnh viện nọ, vợ chồng Yến cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu ái ngại của bác sỹ. Không còn hi vọng, Yến bế 2 con về. Hai thằng bé ốm đau suốt khiến Yến cũng héo hon, 24 tuổi mà ngỡ như gần 40 tuổi. Con như vậy nên Yến phải ở nhà chăm nom, mọi gánh nặng dồn lên vai chồng. Không có trình độ chuyên môn, không nghề nghiệp nên anh Nguyễn Vĩnh Sửu (SN 1985) xin một chân phụ hồ cho tổ thợ trong xã.

Tổ thợ nhận công trình mãi ngoài Hà Nội, Sửu phải đi theo, phó thác 2 con cho người vợ trẻ. Đồng lương phụ hồ lại sống giữa đất Hà Nội nên chắt bóp, tằn tiện lắm Sửu cũng chỉ có thể gửi về mỗi tháng cho vợ vài triệu đồng. Mọi chi phí ăn uống, bỉm sửa, thuốc thang cho 2 con đều gói gọn trong từng đó.

Căn bệnh bại não khiến Công và Cường chỉ có thể nằm ngửa một chỗ, mọi việc từ ăn uống, vệ sinh đều do Yến đảm nhận. "Thằng Công còn đỡ chứ thằng Cường ốm suốt chị ạ. Một mình em xoay xở không nổi, đêm phải gửi thằng Công xuống ngủ với ông bà nội (cách nhà mấy chục mét – PV). Ông bà cũng già rồi, lại còn ruộng vườn nữa... Nhìn người ta dắt cháu đi chơi, bố mẹ chồng em ứa nước mắt nhưng vì thương con, thương cháu nên ông bà không nói ra cái ước mơ nhỏ nhoi của mình.

6 năm rồi, em chỉ mong các con gọi một tiếng “mẹ ơi”
6 năm nuôi nấng, chăm sóc 2 đứa con tật nguyền, chị Yến chưa một lần được nghe một tiếng con gọi "mẹ ơi".

Nhiều đêm thằng Cường lên cơn sốt rồi co giật, nhìn con luội đi miệng chỉ kêu được ư ư mà em thắt hết ruột gan. Nhiều khi em phải cho con uống thuốc ngủ để cháu ngủ. Giá như cháu nó có thể nói, để khi nào đau ở đâu thì còn biết kêu "mẹ ơi con đau...". 6 năm rồi, em chưa một tuần được nghe con gọi hai tiếng "mẹ ơi"... Yến nghẹn lại. Giọt nước mắt nóng hổi rơi trúng mặt thằng Cường đang ẵm ngửa trên tay. Thằng bé mở đôi mắt đờ đẫn ngơ ngác nhìn mẹ một cách vô hồn. Dường như thằng bé không có bất kỳ một chút cảm xúc nào nhưng dường như sợi dây gắn kết với người mang nặng đẻ đau giúp nó biết tìm hơi ấm của mẹ khi đau đớn giày vò...

Ông Nguyễn Vĩnh Niêm - ông nội của hai bé Công, Cường rầu rĩ: "Ông trời bất công quá... Hai thằng cháu của ông, lúc mới chào đời xinh xắn bụ bẫm là thế mà giờ chỉ biết nằm một chỗ. Trời đã bắt tội hai cháu của ông, bắt chúng nó ăn nằm một chỗ nhưng giá như cho nó cái đầu tỉnh táo, để nó còn biết trò chuyện với ông, để đòi ông mua cho tấm bánh, món quà. Thương cháu bao nhiêu cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, giá như cái thân già này làm được chút gì đó cho các cháu ông cũng không từ nan".

6 năm rồi, chị Yến mới dám nghĩ tới việc sinh thêm đứa nữa bởi vì sợ, sợ nhỡ đâu nó giống 2 anh, sợ mình không nuôi nổi các con. Nhưng may, lần này siêu âm, bác sỹ bảo thai nhi bình thường. "Giờ hai đứa như thế này em đã mờ mắt để lo, nào bỉm sữa, nào thuốc thang, không biết lúc con bé này ra đời em còn đủ sức, đủ thời gian mà chăm cho cả 3 đứa hay không. Chồng em thương vợ, thương con nhưng anh ở nhà thì mấy mẹ con chết đói...", ôm chặt thằng Cường trong tay, chị nhìn xuống cái bụng bầu 6 tháng nhưng bé xíu do không được bồi bổ mà nước mắt vòng quanh.

6 năm rồi, em chỉ mong các con gọi một tiếng “mẹ ơi”
2 đứa con tật nguyền và một đứa nhỏ đang nằm trong bụng, chồng đi phụ hồ, cuộc sống của gia đình chị Yến đang lâm vào bế tắc.

Rồi chị bế thằng Cường lại giường, đặt bên cạnh thằng Công. Hai đứa trẻ cứ đạp đạp đôi chân khòng khèo xuống chiếu để "ủi" người lên. Từ hai cái miệng đang há hốc, những tiếng "ệ... ệ..." cứ vang lên liên hồi. Tôi cứ cố tưởng tượng rằng anh em Công – Cường đang gọi "mệ ơi, mệ ơi" theo cách riêng của mình...

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1574: Chị Nguyễn Thị Yến, Xóm 10, xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An

ĐT: 01677 019 632

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Hoàng Lam

Tiếp tục trao hơn 50 triệu đồng đến gia đình 2 anh em đến trường bằng cặp rỗng

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Đã nhiều lần đến thăm gia đình của anh Đặng Sỹ Nghiêm (xóm Hương Thọ, xã Đức Hương, huyện Vũ Quang), nhưng đây là lần đầu tiên chũng tôi gặp chị Trần Thị Hoa - vợ anh Nghiêm ở nhà.  Hôm nay, 2 anh em Đặng Sỹ Đức  và Đặng Thị Bích Ngọc rủ nhau đi mua thêm đồ dùng học tập. 

Thấy có người lạ đến, người phụ nữ rụt rè, chào chúng tôi rồi ôm con ngồi trên chiếc giường nan ọp ẹp. Người mẹ già đã gần 90 tuổi nói nhỏ với chúng tôi: "Mấy hôm thời tiết dễ chịu nên nó (chị-PV) không phát bệnh".

Chị Trần Thị Hoa - vợ anh Nghiêm 
Chị Trần Thị Hoa - vợ anh Nghiêm 

Em Đặng Sỹ Tài (3 tuổi) – con trai út của gia đình ngoan ngoãn ngồi trong lòng mẹ. Lúc lên cơn là vậy nhưng bình thường nhìn chị thật hiền. Chúng tôi hỏi thử chị về bệnh tật của chồng, chị trả lời: "giờ chồng tôi đau lắm, ăn cũng không ăn được, uồng được một chút gì là nôn ra". Rồi chị trầm ngâm nhìn chồng. Nhìn người đàn ông đang ở độ tuổi chín chắn và lao động ngày càng yếu rũ vì bệnh tật, chúng tôi không khỏi xót xa.

Sức khỏe anh Nghiêm ngày càng yếu đi
Sức khỏe anh Nghiêm ngày càng yếu đi

Cụ Phan Thị Định – mẹ anh Nghiêm, mỗi lần nhắc tới bệnh tình của con trai lại không cầm nổi nước mắt: "Hồi trước có sức thì không có mà ăn, bây giờ có cái ăn thì lại không ăn được".

Qua gia đình, chúng tôi được biết trong nhiều ngày qua, gia đình đã được rất nhiều sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm. Gia đình dự định trong khoảng 1 tuần tới sẽ tiếp tục đưa anh Nghiêm đi khám và điều trị căn bệnh của mình. Ngoài số tiền dùng để chữa bệnh cho anh Nghiêm, gia đình đã làm một số tiết kiệm để cho các con anh ăn học sau này.

Trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, Pv Dân trí đã trao số tiền 50.370.000 đồng đến gia đình anh Đặng Sỹ Nghiêm.

Sức khỏe anh Nghiêm ngày càng yếu đi
Đại diện chính quyền địa phương trao số tiền 50.370.000 đồng của bạn đọc báo Dân trí đến gia đình anh Đặng Sỹ Nghiêm

Có mặt tại buổi trao quà, ông Lê Văn Lợi – chủ tịch UBND xã Đức Hương chia sẻ: Chúng tôi xin cám ơn các nhà hảo tâm, báo Dân trí đã đến với gia đình anh Nghiêm trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tôi xin thay mặt gia đình, chính quyền địa phương chúng tôi rất cảm kích trước những sự quan tâm đó."

Phương Hồ

Hơn 42 triệu đồng đến với bé lớp 7 chăm ông bà nội già yếu

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

Nhà báo Phan Huy trao số tiền hơn 42 triệu đồng cho bà Nữ
Nhà báo Phan Huy trao số tiền hơn 42 triệu đồng cho bà Nữ

Trước đó như Dân trí đã thông tin, mới học lớp 7 nhưng bé Phan Hoàng Sang đã có thâm niên 2 năm lượm ve chai phụ kiếm tiền nuôi ông nội 87 tuổi bệnh nằm liệt giường. Mỗi con chữ Sang học được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt vì cảnh nghèo khó của gia đình.

Căn nhà lá cũ nát ở ấp 8 (Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre) là nơi tá túc của Sang và ông bà nội suốt nhiều năm liền. Năm lên 4 tuổi cha mẹ Sang bỏ nhau mỗi người đi tìm hạnh phúc riêng, cha Sang bôn ba lên tận tỉnh Bình Phước làm thuê rồi có vợ sinh con bỏ lại mình Sang sống với ông bà nội đã già yếu.

 Ông Phan Văn Thưởng, ông nội Sang năm nay 87 tuổi còn bà nội Phan Thị Nữ năm nay cũng đã 83 tuổi nay ốm mai đau nên gia cảnh nghèo lại càng khốn khổ hơn.

Tại buổi trao tiền, nhà báo Phan Huy, Trưởng văn phòng đại diện báo Dân trí tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm việc với lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre và chính quyền địa phương và gia đình để bảo quản và sử dụng hiệu quả số tiền nhà hảo tâm đã đóng góp.

Hiện tại bé Sang còn thơ dại, ông bà nội già yếu nên toàn bộ số tiền khoảng 80 triệu đồng (do nhà hảo tâm ủng hộ trực tiếp và thông qua báo Dân trí – PV) sẽ trích 30 triệu  đồng xây lại căn nhà đã dột nát, còn lại sẽ gửi tiết kiệm do bà Phan Thị Nữ đứng tên và người thừa kế là cháu Sang. Số tiền tiết kiệm này sẽ rút hàng tháng để ông bà nội sinh sống và cháu Sang được học hành tới nơi tới chốn.

Tại buổi trao tiền, nhà báo Phan Huy cho rằng: "Việc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích số tiền mà nhà hảo tâm hỗ trợ là điều rất được Quỹ nhân ái báo Dân trí quan tâm. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành giúp gia đình quản lý và sử dụng hiệu quả số tiền trên".

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Long cho biết: "Thay mặt chính quyền địa phương tôi xin thành thật biết ơn báo Dân trí, những nhà hảo tâm đã giúp đỡ cho gia đình. Chính quyền địa phương sẽ phối hợp với gia đình bảo quản, sử dụng số tiền đúng mục đích, hiệu quả nhất để cháu sang tiếp tục học hành lâu dài".

 

 Phạm Tâm -Hoàng Trung

 

 

Mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp, sự sống bé 9 tháng tuổi hết sức mong manh

Posted: 11 Oct 2014 05:00 PM PDT

No comments:

Post a Comment