DanTri-CongNghe |
- Dùng thẻ cào MobiFone giả nhập từ Trung Quốc thế chấp 35 tỷ đồng
- Tràn ngập phần mềm nghe lén: Thị trường béo bở cần phải truy quét
- 7 thách thức đối với đồng hồ thông minh iWatch
- 80% game “ăn theo” Flappy Bird có chứa mã độc
- Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại
- So sánh cấu hình Nokia X2 với loạt smartphone nổi bật
- Microsoft trình làng Nokia X2 chạy Android với nhiều cải tiến
- “Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng!”
- Cách phát hiện và gỡ bỏ ứng dụng gián điệp trên thiết bị Android
- Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
- Những dịch vụ tiện ích của MobiFone
- Panasonic trình làng bộ đôi smartphone “nồi đồng cối đá”
Dùng thẻ cào MobiFone giả nhập từ Trung Quốc thế chấp 35 tỷ đồng Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp về vụ nhập lậu thẻ cào giả để thế chấp ngân hàng 35 tỷ đồng. Theo đó, lúc 18 giờ ngày 16/1/2014, tại cổng nhập cảnh cửa khẩu Bắc Luân, chi cục hải quan cửa khẩu Móng cái phát hiện N.T.A trú tại xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh đang vận chuyển 1 thùng carton từ Trung Quốc về Việt Nam. Qua kiểm tra phát hiện bên trong hộp có chứa 24.900 chiếc thẻ cào nạp tiền MobiFone mệnh giá 100.000 đồng/thẻ nghi giả. Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã tiến hành lập biên bản tạm giữ. Qua quá trình làm việc, N.T.A khai nhận làm nghề xách hàng thuê, khoảng 17 giờ ngày 16/1/2014, khi đang ở cửa khẩu phía Trung Quốc, N.T.A được 2 người thành niên lạ đến thuê vận chuyển 1 thùng carton và nói là tùng giấy quảng cáo với giá 50.000 đồng. N.T.A xách thùng hàng cùng 2 thanh niên làm thủ tục từ Trung Quốc về ViệtNam bằng số thông hành. Khi qua cửa khẩu Móng Cái thì đã bị phát hiện, thu giữ. Chi cục Hải Quan cửa khẩu Móng Cái đã đã giám định số thẻ trên và được trung tâm thông tin di động khu vực 5 của MobiFone kết luận 24.900 thẻ mệnh giá 100.000 đồng/thẻ là các thẻ không phải do MobiFone cung cấp trên thị trường, được sản xuất giả. Chi cục Hả Quan Móng Cái đã bàn giao hồ sơ, tang vật cho Cơ quan, An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh. Quá trình điều tra, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã xác định được nhóm gồm 4 đối tượng, gồm Nguyễn Văn Chung, sinh năm 1980, ở 28, Thái Bình, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; Phạm Văn Duật, sinh năm 1981, ở 228 Hoàng Lộc, Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương; Trần Việt Cường, sinh năm 1981, ở 140A Tôn Đức Thắng, Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng; Đào Anh Tuấn, sinh năm 1978, ở khu Công nghiệp Cao An, Thị tấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Các đối tượng đã có hành vi làm giả thẻ cào nạp tiền MobiFone, với nhiều mệnh giá khác nhau tại Trung Quốc, sau đó vận chuyển trái phép về Việt Nam. Khi qua cửa khẩu, bị Hải quan bắt giả 24.900 thẻ. Còn lại một số lớn thẻ giả vận chuyển trót lọt về Việt Nam. Các đối tượng đã sử dụng số thẻ này làm tài sản thế chấp tại ngân hàng, vay một số lượng lớn tiền, khoảng 35 tỷ đồng của một chi nhánh ngân hàng tại Hải Dương và chia nhau sử dụng số tiền trên. Chia sẻ với PV Dân trí, đại diện MobiFone cho biết, thủ đoạn của kẻ gian là mua thẻ cào thật, mang mã nạp tiền sang Trung Quốc nhân bản thành rất nhiều thẻ cào giả. Sau đó mang về Việt Nam thế chấp để lấy tiền từ ngân hàng. MobiFone khẳng định, số thẻ giả mạo không được bán ra ngoài thị trường nên không ảnh hưởng tới khách hàng. Khách hàng không phải lo lắng khi mua thẻ cào trên thị trường. Khôi Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tràn ngập phần mềm nghe lén: Thị trường béo bở cần phải truy quét Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Thử gõ từ khóa tìm kiếm "phần mềm nghe lén", "phần mềm theo dõi điện thoại" và cả "thiết bị nghe lén" trên Google, PV Dân trí không khỏi giật mình khi có tới hơn hơn 3,3 triệu kết quả trả về chỉ trong vòng 0,33 giây. Có thể thấy phần mềm nghe lén đã được rao bán công khai trên hàng loạt các trang thương mại điện tử, thậm chí có những công ty lập riêng trang web chỉ để bán phần mềm nghe lén. Thị trường mua bán phần mềm nghe lén đã sôi động từ nhiều năm nay. Người mua và người bán đều có thể giao dịch một cách dễ dàng. Với khách hàng mua, chỉ cần thực hiện một cú điện thoại, truy cập vào trang web của nhà cung cấp, nhấp chuột để nhập mã đã mua và đăng ký sử dụng các gói dịch vụ, từ 90.000 đồng đến 510.000 đồng/tháng. Mặc dù trên các trang web bán phần mềm gián điệp đều quảng cáo không nhằm mục đích xấu nhưng thực tế ai cũng hiểu việc giám sát người khác một cách bí mật và không được cho phép là một điều không bao giờ được xem là hợp pháp. Thị trường béo bở từ nhiều năm nay khiến không ít người trở thành nạn nhân mà không hề hay biết. Theo tìm hiểu của PV Dân trí, bằng cách nào đó, khi phần mềm theo dõi điện thoại đã được cài đặt lên máy thì nạn nhân sẽ bị theo dõi mọi hoạt động trên điện thoại,bao gồm tất cả các nội dung cuộc đàm thoại, tin nhắn, định vị tọa độ di chuyển của điện thoại, thậm chí cả e-mail gửi đến và đi trên điện thoại. Theo lời quảng cáo từ các trang web, phần mềm theo dõi điện thoại có thể hoạt động ở khắp nơi trên thế giới, hỗ trợ mọi ngôn ngữ. Điều này có thể thấy dù một người đang ở rất xa chúng ta nhưng mỗi khi đã cài được phần mềm vào máy của người dùng thì có thể "nắm lòng" tất cả thông tin của người dùng. Như một lời mời gọi, trên trang web http://giamsatdinhvi.net/, không hết lời quảng cáo về các tính năng của phần mềm theo dõi của mình mang tên Spyphone. Chủ nhân của trang web này nhấn mạnh phần mềm có mục đích theo dõi và định vị điện thoại. "Tuy nhiên, trong thực tế những phần mềm theo dõi điện thoại này có thể sử dụng cho rất nhiều mục đích tốt và hợp pháp trong cuộc sống. Các tính năng hữu ích của phần mềm theo dõi điện thoại như quản lý giám sát con em ở độ tuổi vị thành niên, giám sát nhân viên kinh doanh, hỗ trợ tìm lại điện thoại bị mất, phát hiện các hành vi ngoại tình của vợ chồng...". Những người bán mặt hàng này cũng không quên "trấn an" khách hàng bằng lời lẽ: "Phần mềm này cũng rất dễ sử dụng. Mọi thông tin và dữ liệu nhạy cảm từ điện thoại đã cài phần mềm này sẽ được gửi trực tiếp về điện thoại của người cài đặt". Những trang web thám tử cũng giới thiệu phần mềm nghe lén, định vị trên điện thoại như là một dịch vụ "chuyên biệt" của mình, giúp khách hàng theo dõi mọi đối tượng. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho rằng vụ việc công ty Việt Hồng và phần mềm Ptracker theo dõi hơn 14.000 số điện thoại người dùng là một phát hiện gây chấn động nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường phần mềm giám sát điện thoại đã tồn tại từ nhiều năm nay và đã có không ít người đã trở thành nạn nhân của những kẻ cố tình kiếm lợi bằng mọi cách, kể cả xâm phạm đến đời tư của người khác. Người dùng nên cẩn thận, không cho những người không tin tưởng mượn điện thoại. Theo ông Tuấn Anh, phần mềm gián điệp hầu hết được xây dựng mặc định dành quyền admin trên điện thoại, khiến cho người dùng không thể xóa phần mềm này ra khỏi máy theo cách thông thường. Do đó, người dùng phải gỡ bỏ quyền admin của phần mềm này để loại bỏ sự tồn tại của nó. Các chuyên gia bảo mật cho rằng, với người dùng phổ thông, bước đầu tiên để phát hiện điện thoại của mình có bị cài đặt phần mềm Ptracker và các loại phần mềm gián điệp khác hay không thì có thể nhận biết bằng mắt thường. Ví dụ như là pin điện thoại hao hụt nhanh, lưu lượng dữ liệu 3G tăng đột biến, và cấu hình định vị GPS bật, tắt một cách bất thường… Tuy nhiên, đối với một số điện thoại cấu hình cao, tốc độ nhanh thì những dấu hiệu trên gần như không thể hiện, thế nên người dùng rất khó để xác định chính xác. Ông Tuấn Anh đưa ra lời khuyên, tốt nhất là người dùng nên hạn chế, và thật cẩn trọng không nên cho người khác, đặc biệt là người lạ mượn điện thoại bởi chỉ cần vài phút thôi là có thể cài đặt phần mềm gián điệp mà mình không hay biết. Ngoài ra, chuyên gia bảo mật cũng khuyến cáo người dùng khi cài đặt các ứng dụng trên điện thoại cần lựa chọn các nguồn tin cậy, chính thống của các hãng, như Apple Store, Google Play, Windows Store, Nokia Store. Đối với các kho ứng dụng không chính thống, các phần mềm được cài đặt mã độc có thể ẩn chứa trong ứng dụng tưởng như vô hại. Theo ông Tuấn Anh, nếu không kịp thời ngăn chặn, thị trường thiết bị, phần mềm nghe lén sẽ trở thành một "ngành công nghiệp" bởi những kẻ xấu có thể lợi dụng sự tinh vi của phần mềm để tống tiền, ăn cắp thông tin người dùng, và thực hiện nhiều hành động khác mà khó ai có thể ngờ tới. Vì vậy, có nên chăng các nhà quản lý, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cần phải ra tay để xóa sổ thị trường phần mềm, thiết bị nghe lén vốn đã bùng nổ từ nhiều năm nay. Chia sẻ với báo Dân trí về vụ việc hơn 14.000 số điện thoại bị theo dõi, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, cho rằng, cần phải phạt tù, và ít nhất cũng phải xử phạt hành chính những người chủ ý truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của rất nhiều người để chiểm quyền điều khiển và can thiệp vào chức năng của máy điện thoại. Mặc dù mức hình phạt tối đa của tội vi phạm khoản 3, Điều 6 về "Bảo đảm bí mật thông tin" là 20 triệu đồng, như luật sư Đức cho rằng, trong trường hợp này, nếu xử lý hành chính như trên thì quá nhẹ, cần phải xem xét xử lý hình sự, vì có dấu hiệu vi phạm Điều 125 về "Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác", Bộ luật Hình sự năm 1999. Cụ thể khoản 1 của Điều luật này quy định: "1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.". Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 của Điều luật này, thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khôi Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 thách thức đối với đồng hồ thông minh iWatch Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Hôm 20/6, hãng tin Reuters cho biết Apple cuối cùng đã ấn định ngày sản xuất smartwatch đầu tiên với tên gọi iWatch. Đây cũng là dòng sản phẩm mới nhất, đánh dấu một giai đoạn mới của Apple trong kỷ nguyên "hậu Steve Jobs". Mặc dù Apple chưa công bố bất kỳ thông tin chính thức nào về thiết kế lẫn cấu hình của iWatch, song một số nguồn thạo tin cho biết chiếc đồng hồ sẽ có màn hình 2,5 inch, sử dụng sạc không dây, cùng một cảm biến và có thể lên kệ sớm nhất là vào đầu tháng 10. Đây có thể coi là một canh bạc khá mạo hiểm của Apple sau hơn một thập kỷ gặt hái hàng loạt thành công với một loạt thiết bị huyền thoại, bắt đầu từ iPod và cuối cùng đỉnh điểm là iPad. Nhiều người hy vọng, iWatch sẽ tạo nên một huyền thoại giống như những sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn đó là không giống như iPod, iPhone hay iPad, thời điểm Apple tuyên bố sản xuất iWatch thì trên thị trường đã xuất hiện một số mẫu smartwatch - nhu Pebble hoặc Samsung Galaxy Gear - và một điều đáng buồn là không một sản phẩm nào trong số đó thành công và được đưa vào thị trường chính thống. Vậy câu hỏi với Apple lúc này là liệu hãng có thể biến smartwatch thành một sản phẩm chính thống hay không? Để làm được điều đó, Quả Táo sẽ phải vượt qua 7 thách thức dưới đây: 1. Thời lượng pin của iWatch Một trong những thách thức mà tất cả các hãng sản xuất thiết bị di động hiện nay, chứ không chỉ iWatch, phải đối mặt đó là cân bằng giữa hiệu suất hoạt động của thiết bị với thời lượng pin. Thiết bị càng nhỏ, vấn đề thời lượng pin càng lớn. Do đó, có thể nói, thời lượng pin chính là thách thức số một của iWatch. Thời lượng pin chính là thách thức số một của iWatch. Thực tế cho thấy một trong những khó chịu lớn nhất khiến người dùng không thích smartwatch chính là thời lượng pin quá kém. Với một chiếc đồng hồ điện tử tiêu chuẩn, người dùng có thể dùng ít nhất một năm mà không cần phải lo lắng tới vấn đề hết pin. Thậm chí, một số loại đồng hồ còn sử dụng cả năng lượng mặt trời khiến thời gian sử dụng gần như không xác định. Tuy nhiên, với smartwatch - cùng hai ví dụ điển hình là Pebble và Gear - người dùng phải sạc pin mỗi ngày một lần. Một số người sẽ tự hỏi sạc một chiếc smartwatch có khác gì sạc một smartphone, vậy thì cần gì phải lo sạc nhiều hay sạc ít? Vấn đề ở chỗ, với một thiết bị đeo tay như iWatch, việc tháo ra tháo vào rất bất tiện, chưa kể còn khiến người dùng phải luôn ghi nhớ mà đeo vào tay mỗi khi sạc xong. 2. Độ bền Không phủ nhận, các sản phẩm của Apple có chất lượng tốt, song độ bền lại rất kém. Đơn cử là việc nếu chẳng may đánh rơi iPhone hoặc iPad xuống đất, gần như chắc chắn chúng sẽ vỡ màn hình hoặc chí ít cũng móp méo hoặc trầy xước nặng. Tương tự, nếu chẳng may rơi xuống nước, gần như chắc chắn người dùng sẽ phải mua máy mới. Các sản phẩm của Apple có chất lượng tốt, song độ bền lại rất kém. Nếu muốn thành công, Apple chắc chắn phải đảm bảo độ bền của iWatch phải cao hơn iPhone, iPad hay bất cứ sản phẩm nào từ trước đến nay mà hãng từng sản xuất, như vậy mới đủ khả năng chịu được một số thử thách như dính mồ hôi, dính nước, nước, rơi, va đập mạnh. 3. Tích hợp Siri Siri sẽ khiến iWatch phụ thuộc vào iPhone và iPad? Một cách tốt nhất mà Apple có thể sử dụng để đơn giản hóa tối đa giao diện người dùng cho iWatch đó là tích hợp với Siri. Tuy nhiên, điều đó lại làm nảy sinh một vấn đề không mấy dễ chịu, đó là chiếc iWatch sẽ trở nên phụ thuộc 100% vào iPhone hoặc iPad, cũng như phải đảm bảo có kết nối internet mới hoạt động. 4. Các tính năng Một điều chắc chắn, người dùng sẽ không thể mơ đến chuyện chiếc iWatch mà họ đeo trên cổ tay sẽ mang đầy đủ các tính năng giống như iPhone hoặc iPad. Nhưng như vậy thì chiếc iWatch có gì hấp dẫn khiến họ phải bỏ tiền ra mua, trong khi trong nhà họ đã sẵn có iPhone hoặc iPad. iWatch không thể đầy đủ chức năng như iPhone hoặc iPad. Hiển nhiên, chức năng theo dõi sức khỏe người dùng là một ý tưởng độc đáo, nhưng chỉ phù hợp với một số người hay tập thể thao, trong khi iPhone và iPad - với phạm vi tính năng trải rộng - thu hút được gần như tất cả mọi đối tượng người dùng, từ những người đam mê âm nhạc cho đến những doanh nhân, doanh nghiệp, thậm chí cả những người thích tập thể thao. 5. Mẫu mã Khi gõ "digital watch" (đồng hồ kỹ thuật số) vào ô tìm kiếm của Amazon, bạn sẽ tìm thấy hơn 100.000 sản phẩm với hình dáng, mẫu mã vô cùng độc đáo và đa dạng. Chí ít trong số đó cũng có vài trăm sản phẩm có màu sắc và hình dáng phù hợp với bạn. Mẫu mã đóng vai trò quan trọng cho thành công của iWatch. Do đó, việc tạo ra một chiếc đồng hồ có mẫu mã phù hợp với mọi loại bối cảnh, từ phòng tập gym cho đến các buổi tiệc hay các cuộc họp thực sự là một khó khăn với Apple. Tuy nhiên, Apple chắc chắn phải làm được điều đó nếu không muốn người dùng quay lưng với iWatch. 6. Giá cả Cho đến nay, dù không đắt bằng smartphone và máy tính bảng, song các sản phẩm smartwatch cũng quanh quẩn ở mức 200 đến 250 USD (khoảng 4,2 triệu đến hơn 5 triệu). Tuy nhiên, Apple từ lâu luôn nổi danh với những sản phẩm "đắt xắt ra miếng". Do đó, nếu để giá quá đắt, người dùng có thể không bao giờ động tay đến iWatch của Apple. Apple nổi tiếng với những sản phẩm đắt đỏ. iWatch có thể cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, một số nhà phân tích cho rằng, nếu muốn vượt qua thử thách giá cả, Apple không nên để giá iWatch vượt quá 300 USD. 7. Kho ứng dụng Cho đến hiện tại, vẫn còn nhiều lớn đồn đoán việc liệu iWatch có sử dụng ứng dụng của bên thứ ba hay không. Apple từ lâu vẫn luôn nổi danh với kho ứng dụng khổng lồ và đa dạng, thế nên thật khó tưởng tượng iWatch sẽ sử dụng ứng dụng của bên thứ 3. Tuy nhiên, nếu trường hợp đó thực sự xảy ra, nhiều khả năng Apple sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các nhà phát triển chấp nhận sử dụng một nền tảng mới như của iWatch. Trong trường hợp Apple không thuyết phục được các nhà phát triển song vẫn quyết định tung sản phẩm ra thị trường, nguy cơ rất cao là người dùng iWatch sẽ phải ngồi chờ một năm hoặc lâu hơn nữa mới được cập nhật ứng dụng mới. Và đó cũng là lý do có thể khiến người dùng quay lưng với sản phẩm mới của Apple. Quốc Đạt Theo ZDNet | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
80% game “ăn theo” Flappy Bird có chứa mã độc Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Flappy Bird đã tạo nên một "cơn sốt" trong cộng đồng game di động trên toàn cầu vào đầu năm 2014 trước khi tác giả Nguyễn Hà Đông quyết định "khai tử" trò chơi này và gỡ bỏ ra khỏi kho ứng dụng App Store (dành cho iOS) và Google Play (dành cho Android) vào tháng 2 vừa qua, với lý do game "gây nghiện" và gây nên những vấn đề không mong muốn. Quyết định bất ngờ của Nguyễn Hà Đông là cơ hội để hàng trăm game nhái và ăn theo Flappy Bird phát tán trên các kho ứng dụng di động. Trong đó có trường hợp còn "mạo danh" Nguyễn Hà Đông một cách tinh vi để phát tán Flappy Bird. Tuy nhiên, có vẻ như những game nhái và ăn theo danh tiếng của Flappy Bird lại nhằm mục đích phát tán mã độc, hơn là mang đến cho người dùng trò chơi mà họ yêu thích, theo báo cáo của hãng bảo mật danh tính McAfee (Mỹ). "Gần 80% tổng số các game "nhái" và "ăn theo" Flappy Bird mà chúng tôi lấy mẫu để kiểm tra đều có chứa mã độc", Brian Kenyon, Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật của hãng bảo mật McAfee cho biết. Nhiều game "ăn theo" Flappy Bird chỉ nhằm mục đích phát tán mã độc Các chuyên gia bảo mật của McAfee đã phát hiện ra hơn 270 loại mã độc khác nhau được tích hợp trong các game nhái và ăn theo Flappy Bird, trong đó có những loại mã độc với chức năng thực hiện cuộc gọi mà người dùng không hay biết. Điều này sẽ khiến smartphone tự động thực hiện các cuộc gọi đến những số điện thoại có thu phí để làm lợi cho hacker. Một số loại mã động khác có chức năng tự động nhắn tin đến những đầu số có thu phí, ngoài ra nhiều loại mã độc khác sẽ bí mật lấy cắp thông tin về địa điểm hiện tại của người dùng thông qua GPS. Thông tin này sẽ cho phép các hacker có thể sắp xếp thông tin thẻ tín dụng dựa vào mã vùng của nạn nhân... "Bạn không thể bán thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp từ một người sống tại California cho một người khác sống tại Florida", Kenyon giải thích. "Bởi lẽ nếu kẻ xấu mua một thứ gì đó bằng thẻ tín dụng tại Florida, nhưng chỉ vài giờ sau, chủ nhân thực sự của thẻ tín dụng cũng mua một thứ khác tại California, hệ thống báo động của ngân hàng sẽ kích hoạt và cảnh báo về trường hợp thẻ bị đánh cắp". "Nắm được thông tin mã vùng và vị trí nạn nhân đang sinh sống sẽ giúp những thông tin về thẻ tín dụng bí đánh cắp trở nên có giá trị và tìm được người mua trên thị trường chợ đen dễ hơn", Kenyon cho biết thêm. Các chuyên gia bảo mật của McAfee cũng cho biết phần lớn những mã độc này ẩn chứa trên các game "nhái" Flappy Bird dành cho nền tảng Android, bởi vì Android là nền tảng mở với nhiều sự tùy biến nên hacker có thể dễ dàng tận dụng và khai thác để cài mã độc vào bên trong ứng dụng, hơn là trên nền tảng iOS của Apple. Tuy nhiên McAfee cho biết với những thiết bị chạy iOS đã bị bẻ khóa (jailbroken) và cơ chế bảo mật đã bị thay đổi thì cũng đối mặt với nguy cơ cao các loại mã độc "đội lốt" những ứng dụng "sạch" xâm nhập vào thiết bị. Mới đây tác giả Nguyễn Hà Đông của Flappy Bird hứa hẹn sẽ sớm đưa trò chơi của mình trở lại, do vậy với những ai yêu thích Flappy Bird nên bình tĩnh chờ đợi trò chơi chính thức được cung cấp từ chính Nguyễn Hà Đông, hơn là lựa chọn những game "nhái" và "ăn theo" không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ bị lây nhiễm mã độc. T.Thủy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Người dùng có thể quét và xóa bỏ phần mềm gián điệp Ptracker đang theo dõi hơn 14.000 số điện thoại. Theo công bố của cơ quan công an, chỉ cần cài bản dùng thử Ptracker là điện thoại đã bị chiếm quyền điều khiển. Tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, nhật ký cuộc gọi, lịch sử duyệt web, lộ trình di chuyển, vị trí của người dùng... sẽ bị lưu lại và bị nhân viên kỹ thuật của công ty Việt Hồng kiểm soát. Phần mềm này còn có thể điều khiển từ xa thông qua các lệnh bằng tin nhắn SMS để ghi âm các âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh, bật/tắt 3G trên máy nạn nhân. Các chuyên gia cho biết một số dấu hiệu có thể phát hiện điện thoại bị cài phần mềm nghe lén bằng mắt thường như: pin hao nhanh, lưu lượng dữ liệu hoặc cước 3G tăng đột biến, điện thoại chạy chậm… Tuy nhiên để phát hiện chính xác và xử lý triệt để vấn đề, người dùng cần trang bị các biện pháp kỹ thuật. Trước sự quan tâm của dư luận, công ty an ninh mạng Bkav cho biết phiên bản miễn phí của Bkav Mobile Security đã cập nhật công nghệ chống phần mềm nghe lén, người dùng có thể tải về để quét và xử lý. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết: "Phần mềm nghe lén hiện nay rất đa đạng và tinh vi. Người dùng cần trang bị phần mềm bảo vệ smartphone có tính năng chống nghe lén để được bảo vệ tự động, tránh những nguy cơ bị theo dõi". Công nghệ chống nghe lén đã được tích hợp trong phần mềm bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security. Để phát hiện và loại bỏ phần mềm Ptracker và các phần mềm nghe lén tương tự, người dùng có thể tải phiên bản miễn phí Bkav Mobile Security từ kho ứng dụng Google Play (CH Play), sau đó chọn chức năng Quét virus. Lý giải cho việc người dùng dễ bị cài phần mềm nghe lén, các chuyên gia của Bkav cho biết nguyên nhân là do thói quen sử dụng bất cẩn, cho người khác mượn điện thoại hoặc vô tình cài phần mềm độc hại núp bóng các phần mềm nổi tiếng, phần mềm xem nội dung nhạy cảm. "Smartphone lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng và đang ngày càng giống một chiếc máy tính, do đó điện thoại nên là vật bất ly thân. Ngoài ra, cần hết sức lưu ý đến nguồn gốc của phần mềm trước khi tải, chỉ sử dụng các phần mềm từ các kho ứng dụng uy tín", ông Tuấn Anh nói. Khôi Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
So sánh cấu hình Nokia X2 với loạt smartphone nổi bật Posted: 24 Jun 2014 05:00 PM PDT Mặc dù Nokia đã trở thành "người nhà" của Microsoft, nhưng không vì thế mà Microsoft bỏ rơi dòng sản phẩm Nokia X sử dụng biến thể nền tảng Android của Google. Bằng chứng là việc Microsoft và Nokia đã tiếp tục giới thiệu Nokia X2, phiên bản nâng cấp của Nokia X thế hệ đầu tiên. Nokia X2 là phiên bản nâng cấp ấn tượng của Nokia X đầu tiên Nokia X2 được nâng cấp đáng kể về cấu hình so với phiên bản đầu tiên và hứa hẹn sẽ là một "đối thủ nặng ký" trên phân khúc smartphone tầm trung, chí ít là về mặt cấu hình mà sản phẩm được trang bị. Dưới đây là bảng so sánh cấu hình chi tiết giữa Nokia X2 với các sản phẩm nổi bật khác thuộc phân khúc smartphone tầm trung hiện nay:
So sánh Nokia X2 với loạt sản phẩm thuộc dòng Nokia X: Nokia X2 là chiếc smartphone có cấu hình mạnh mẽ nhất thuộc dòng smartphone Nokia X sử dụng biến thể của Android. Bảng so sánh cấu hình chi tiết dưới đây sẽ cho thấy rõ điều này:
Phạm Thế Quang Huy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Microsoft trình làng Nokia X2 chạy Android với nhiều cải tiến Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT Nokia đã khiến cả giới công nghệ phải bất ngờ vào ngày 24/2 khi cho ra mắt chiếc smartphone chạy nền tảng Android đầu tiên của mình, trong thời điểm Microsoft đang hoàn tất thương vụ thâu tóm Nokia. Và ngay cả khi thương vụ này hoàn tất, Nokia đã trở thành "người nhà" của Microsoft thì giới công nghệ lại càng bất ngờ hơn khi Nokia tiếp tục cho ra mắt bản nâng cấp Nokia X2. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
“Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng!” Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT Ngày 24/6, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - đã trao đổi với báo chí xung quanh việc Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng cung cấp phần mềm Ptracker chuyên theo dõi ví trí trực tuyến, thống kê, xem tin nhắn đi và đến, điều chỉnh chức năng ghi âm của 14.140 điện thoại. Tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm Ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - cho biết, thông qua việc tạo ra, cài đặt, phát tán, duy trì phần mềm Ptracker, Công ty Việt Hồng đã cố ý truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của rất nhiều người để chiếm quyền điều khiển và can thiệp vào chức năng của máy điện thoại (điều khiển từ xa: tắt/bật 3G, tắt/ bật Wifi, bật/tắt chức năng ghi âm, chụp ảnh, quay video...) lấy cắp thông tin riêng để lưu giữ tại máy chủ.
Rất dễ để cài đặt phần mềm nghe lén, theo dõi vào những chiếc điện thoại di động (Ảnh minh họa) Mục đích của việc làm trên là cung cấp cho khách hàng các thông tin riêng của người khác để thu lợi bất chính. Hoạt động này gây ảnh hưởng đến an toàn, bí mật thông tin riêng của người sử dụng điện thoại, làm mất an ninh, trật tự xã hội. Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, tại thời điểm thanh tra có 670 khách hàng đang sử dụng phần mềm với 14.140 tài khoản đã từng cài phần mềm. Trong đó có 7.447 tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại (dữ liệu vẫn còn lưu trong máy chủ của Công ty Việt Hồng), còn lại 6.693 tài khoản đã bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại khỏi máy chủ. Ông Minh cho biết, kết quả xác minh của Đoàn thanh tra tại VNPT ePay và một số ngân hàng, Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính từ hoạt động này khoảng trên 900 triệu đồng trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2013 đến thời điểm thanh tra. Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 226a Bộ Luật hình sự, Công ty Việt Hồng có dấu hiệu phạm tội truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác. Vì vậy đơn vị này đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm. Sẽ có biện pháp để người dùng điện thoại yên tâm hơn Trao đổi với báo chí về sự việc trên, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đánh giá đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy đơn vị này đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang công an hình sự để họ tiếp tục điều tra làm rõ. "Thời điểm thanh tra một phần dữ liệu trong máy chủ đã bị xóa. Chúng tôi cũng đã niêm phong máy chủ chuyển toàn bộ cho công an", bà Tú cho biết. Còn về quy mô vi phạm, thì từ trước đến nay, đây là lần đầu Sở Thông tin và Truyền thông phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng đến đời tư cá nhân với quy mô lớn đến như vậy. Do vậy, Sở này cũng đang đợi cơ quan điều tra của công an để thống nhất quan điểm xử lý vụ việc. Theo bà Tú cùng thời điểm Công ty Việt Hồng, đơn vị này còn phát hiện, xử lý một cá nhân có hành vi tương tự. Bà Tú cho biết, sau vụ việc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp cùng công an đưa ra những biện pháp để người dân yên tâm hơn khi dùng điện thoại. "Đây là vụ việc nghiêm trọng, do vậy Sở sẽ có biện pháp giúp người dân an tâm hơn khi dùng điện thoại. Sau vụ việc, ngay cả tôi cũng phải tự trấn an mình!", Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nói. Theo ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các máy điện thoại bị cài đặt phần mềm giám sát, theo dõi đã được dư luận nhiều lần phản ánh và gây tâm lý hoài nghi, lo lắng cho người sử dụng điện thoại. Đa phần máy điện thoại hiện nay có sử dụng hệ điều hành (điện thoại thông minh). Để tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định tại Điều 67 Luật Công nghệ thông tin, ông Minh đề nghị Cơ quan điều tra xem xét, kết luận và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng, tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng của người dân khi mua sắm, sử dụng các thiết bị số. Quang Phong | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cách phát hiện và gỡ bỏ ứng dụng gián điệp trên thiết bị Android Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT Mới đây giới công nghệ toàn cầu "sốc" khi phát hiện ra smartphone có xuất xứ Trung Quốc được cài đặt sẵn các ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin người dùng ngay từ khi xuất xưởng. Chưa hết, người dùng tại Việt Nam lại một phen lo lắng khi các cơ quan chức năng phát hiện ra hơn 14.000 người dùng tại Việt Nam bị theo dõi lịch sử duyệt web, lịch sử cuộc gọi và thậm chí nghe lén thông tin cuộc gọi... Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình trước sự xâm nhập của các ứng dụng gián điệp? Và làm sao để có thể nhận diện nếu thiết bị đã bị lây nhiễm ứng dụng gián điệp mà người dùng không hay biết? Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện sớm thiết bị có bị lây nhiễm ứng dụng gián điệp hay không, từ đó đưa ra những phản ứng phù hợp giúp bảo vệ các dữ liệu riêng tư và cá nhân của riêng mình. Những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng thiết bị đã bị nhiễm mã độc Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, rất có thể thiết bị chạy Android của bạn đã bị nhiễm mã độc hoặc các ứng dụng gián điệp: - Pin thường xuyên tụt nhanh: nếu cảm thấy thời lượng pin trên thiết bị thường xuyên tụt nhanh hơn với trường, ngoài trường hợp hư hỏng về pin thì người dùng có thể nghỉ đến khả năng ứng dụng độc hại đã xâm nhập và chạy ngầm trên hệ thống, khiến pin nhanh hết. Người dùng nên truy cập vào mục "Quản lý pin" trên thiết bị Android để biết chi tiết những ứng dụng nào sử dụng nhiều pin nhất. Nếu đó là một ứng dụng khả nghi, bạn nên nhanh chóng gỡ bỏ ra khỏi thiết bị. Ứng dụng DU Bettery Saver&Widget cho phép quản lý chi tiết mức tiêu thụ pin của từng ứng dụng Để dễ dàng quản lý và theo dõi chi tiết cách thức sử dụng pin của các ứng dụng trên thiết bị, bạn có thể dùng ứng dụng với tên gọi DU Battery Saver&Widget, là ứng dụng miễn phí giúp tối ưu và kéo dài thời lượng pin, đồng thời giúp quản lý chi tiết cách sử dụng pin của từng ứng dụng trên thiết bị. Bạn có thể download ứng dụng miễn phí tại đây và xem cách thức sử dụng ứng dụng đã được Dân trí giới thiệu tại đây. - Thường xuyên nhận/gửi dữ liệu khi có kết nối Internet: nếu thiết bị có kết nối Internet, cho dù bạn không sử dụng bất kỳ ứng dụng kết nối Internet nào (duyệt web, các ứng dụng Facebook...) cũng như không có quá trình nâng cấp nào trên thiết bị, mà vẫn có dữ liệu được gửi/nhận trên thiết bị thì rất có thể thiết bị chạy Android đã dính phải ứng dụng gián điệp và các ứng dụng này đang gửi/nhận dữ liệu bí ẩn từ bên ngoài mà người dùng không hay biết. Để biết được thiết bị đang nhận/gửi dữ liệu trên Internet, bạn có thể nhờ đến ứng dụng Internet Speed Meter (download miễn phí tại đây, xem hướng dẫn sử dụng tại đây.) Nếu lưu lượng kết nối Internet (qua Wifi hoặc 3G) tăng đột biến, bạn nên cân nhắc việc thiết bị đã bị nhiễm ứng dụng gián điệp Đây là ứng dụng vừa cho phép quản lý tổng dung lượng sử dụng Internet (qua mạng Wifi hay 3G), vừa cho phép tốc độ kết nối mạng hiện tại (tốc độ download/upload), dựa vào đó cho phép người dùng được biết thiết bị chạy Android có đang tự động gửi/nhận dữ liệu từ Internet hay không. - Thiết bị chạy ngày càng chậm: các ứng dụng gián điệp thường chậy ngầm trên thiết bị dưới dạng các tiến trình nền. Do vậy, nếu các phần mềm gián điệp đã xâm nhập vào bên trong hệ thống sẽ chiếm một khoản không nhỏ tài nguyên hệ thống (CPU, bộ nhớ RAM...) để các tiến trình chạy ngầm của chúng liên tục hoạt động, theo dõi người dùng. Do vậy nếu cảm thấy thiết bị chạy Android thường xuyên ì ạch, dù bạn đã tiến hành gỡ bỏ một vài ứng dụng nhưng vẫn không cải thiện được thì có thể nghĩ đến khả năng thiết bị của mình đã bị nhiễm phần mềm gián điệp. Làm gì nếu thiết bị bị nhiễm ứng dụng gián điệp? Nếu phát hiện thiết bị có những dấu hiệu khả nghi đã bị nhiễm ứng dụng gián điệp, việc đầu tiên bạn nên cài đặt và sử dụng một ứng dụng diệt virus dành cho nền tảng Android để quét và kiểm tra thiết bị của mình. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 5 ứng dụng diệt virus miễn phí tốt nhất trên Android mà Dân trí đã từng giới thiệu. Để an toàn hơn, người dùng nên sao lưu toàn bộ dữ liệu trên thiết bị của mình, sau đó thực hiện khôi phục lại thiết bị về trạng thái nguyên gốc (Khôi phục cài đặt của nhà sản xuất) để đưa thiết bị về trạng thái như khi mới xuất xưởng, điều này giúp xóa sạch những ứng dụng (trong đó có ứng dụng độc hại) đã xâm nhập vào hệ thống. Lưu ý: bạn chỉ sao lưu các dữ liệu như hình ảnh, danh bạ, tin nhắn... tuyệt đối không sao lưu các ứng dụng đã cài đặt trước đó, bởi lẽ nếu sao lưu cả ứng dụng sẽ vô tình lưu luôn cả ứng dụng độc hại, quá trình khôi phục trạng thái thiết bị sẽ xem như không có tác dụng. Những lưu ý để bảo vệ smartphone khỏi phần mềm độc hại - Hãy lưu ý những quyền hạn của ứng dụng trước khi cài đặt: mỗi ứng dụng trước khi được cài đặt lên thiết bị, danh sách những quyền hạn của ứng dụng sẽ được liệt kê đầy đủ cho người dùng được biết. Thông thường người dùng thường bỏ qua bước này và chấp nhận cài đặt ngay, đây là một sai lầm của người sử dụng Android. Chú ý kỹ các quyền hạn ứng dụng trước khi cài đặt chúng lên thiết bị Chú ý đến những quyền hạn đi kèm với các ứng dụng có thể giúp người nhận ra được sự khả nghi của ứng dụng đó để quyết định có cài đặt hay không. Chẳng hạn nếu một ứng dụng với chức năng ghi chú (note) mà lại yêu cầu quyền hạn truy cập vào camera trên thiết bị thì bạn có thể nghi ngờ ứng dụng này, vì camera không thực sự cần dùng đến trên một ứng dụng ghi chú. - Giữ cho tài khoản Google luôn an toàn: nếu người khác có quyền truy cập vào tài khoản Google được sử dụng trên thiết bị Android của bạn, họ có thể cài đặt ứng dụng từ xa vào bên trong thiết bị của bạn mà bạn không hề hay biết. Do vậy hãy đảm bảo tài khoản Google bạn sử dụng trên thiết bị Android phải được giữ an toàn và không chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai khác vì lý do nào. Thường xuyên thay đổi mật khẩu tài khoản Google cũng là một cách để đảm bảo tài khoản Google được an toàn. - Gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết: càng nhiều ứng dụng được cài đặt trên thiết bị, càng ẩn chứa nhiều lỗ hổng bảo mật do các ứng dụng tạo ra để hacker có thể khai thác và xâm nhập. Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết, ít khi sử dụng đến là một biện pháp hữu ích để giúp thiết bị Android được an toàn. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng với tên gọi Clueful Privacy Advisor của hãng bảo mật danh tiếng BitDefender. Ứng dụng này sẽ quét toàn bộ các ứng dụng có trên thiết bị và phân loại các ứng dụng đó vào từng nhóm ứng dụng nguy hiểm cao (high risk), trung bình (moderate risk) và thấp (low risk) dựa vào quyền hạn của những ứng dụng này. Từ đó, nếu những ứng dụng thuộc nhóm "nguy hiểm cao" ít khi được sử dụng đến, bạn nên gỡ bỏ chúng ra khỏi thiết bị để ngăn chặn khả năng thông tin cá nhân bị những ứng dụng này đánh cắp. Nếu những ứng dụng có quyền hạn quá nhiều (truy cập quá sâu vào hệ thống) mà ít khi được dùng đến, bạn nên gỡ bỏ chúng ra khỏi thiết bị của mình - Thực hiện các bước để bảo vệ an toàn cho thiết bị Android: người dùng có thể thực hiện theo các hướng dẫn đã được Dân trí giới thiệu tại bài viết "5 lưu ý giúp bảo vệ an toàn cho thiết bị sử dụng Android" để giữ an toàn cho thiết bị chạy Android của mình. Phạm Thế Quang Huy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT Đối tượng sử dụng phần mềm thường là người thân, vợ chồng, thậm chí là người trong cùng cơ quan; mục đích là theo dõi thông tin, giám sát người có điện thoại bị cài phần mềm Ptraker; ngoài ra có thể sử dụng thông tin nghe lén được để làm tổn hại uy tín của nạn nhân. Cũng theo Đại tá Lê Hồng Sơn, đây là phần mềm chạy ẩn, có dung lượng nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Chỉ có thể phát hiện nếu sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra; hoặc khi người dùng thấy điện thoại sụt pin nhanh, tự thay đổi một số chế độ... Việc tải phần mềm cũng rất đơn giản, chỉ cần vào các trang web của công ty Việt Hồng và tự tải phần mềm vào máy của mình... Theo VTV | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những dịch vụ tiện ích của MobiFone Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT 1. mMusic – Kênh âm nhạc chất lượng cao
Ghi điểm bởi giao diện thiết kế hiện đại, dễ tìm kiếm, mMusic không chỉ là một kho nhạc số đa dạng mà còn là diễn đàn dành cho những người yêu nhạc sành điệu. Những ca khúc mới và hot, những xu hướng âm nhạc hiện hành cùng các thông tin hậu trường âm nhạc nóng hổi …đều được cập nhật thường xuyên tại địa chỉ http://mmusic.vn.
Với mMusic, âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi cho cuộc sống của bạn thêm thăng hoa
Một điểm nhấn đặc biệt, ưu việt của mMusic so với các wapsite, ứng dụng nghe nhạc hiện hành là bạn không phải trả cước phí 3G khi sử dụng dịch vụ.
2. mStudy – Kênh học tập trực tuyến hữu ích
Nếu bạn có nhu cầu học ngoại ngữ hoặc kỹ năng mềm mà quỹ thời gian hữu hạn thì dịch vụ mStudy sẽ là một lựa chọn hữu hiệu.
Kiến thức được truyền tải sinh động thông qua các clip cùng những câu hỏi trắc nghiệm sẽ khiến người học không hề cảm thấy khô khán, nhàm chán.
Đặc biệt, các bạn học sinh và sinh viên sẽ dễ dàng tìm thấy những bài giảng của những giáo viên uy tín được cung cấp tại website http://mstudy.vn. Hàng loạt kiến thức chuyên sâu của cấp trung học phổ thông, luyện thi vào lớp 10, luyện thi đại học được cập nhật thường xuyên, liên tục.
Tham gia cộng đồng học trực tuyến với kho kiến thức số đồ sộ thật đơn giản, tiện ích với mStudy
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại có khả năng kết nối internet thì việc học tập lại càng dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ việc truy cập vào địa chỉ trên, bạn sẽ theo dõi được các bài học ở bất cứ nơi đâu, mà không phải bận tâm vì cước 3G hoàn toàn miễn phí.
3. uTeen - Cổng dịch vụ thông tin, giải trí tổng hợp cho tuổi Teen
Các khách hàng trẻ của MobiFone có thể thỏa sức tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến Học đường, Âm nhạc, Sao, Thời trang, Phim ảnh, Tử vi, Hài hước… khi đăng ký dịch vụ uTeen. Với nhiều chuyên mục gần gũi, được cập nhật liên tục mọi lúc mọi nơi: Nhịp sống, Học đường, XX-XY, Vui-Độc-Lạ, Tử vi vui, Teen Quizz, Mách nhỏ, Video Clip… uTeen nhanh chóng nhận được nhiều cảm tình từ các bạn trẻ khi nhạy bén trong việc cập nhật những vấn đề nóng hổi, những sự kiện quan trọng trong ngày.
Đặc biệt, uTeen còn cài đặt sẵn công cụ Tìm kiếm để các bạn trẻ dễ dàng nhận được thông tin yêu thích một cách nhanh chóng và chủ động nhất. Để tham gia uTeen, bạn truy cập trực tiếp vào địa chỉ website/wapsite http://uteen.vn
4. Fun Football - Cộng đồng yêu bóng đá lớn nhất Việt Nam
Không để các khách hàng thân thiết của mình nằm ngoài nhịp đập sôi động của những giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh, MobiFone chính thức tung ra gói dịch vụ Fun Football cực hấp dẫn dành riêng cho các thuê bao MobiFone là fan hâm mộ môn thể thao "vua" tại Việt Nam với giải thưởng hấp dẫn.
Trong thời gian đầu, chiếc điện thoại iPhone 5S sẽ là phần thưởng dành cho những khách hàng trả lời đúng và nhanh nhất các câu hỏi của dịch vụ.
Các thuê bao MobiFone chỉ cần soạn tin nhắn DK gửi 9086 để tham gia dịch vụ, thể hiện hiểu biết và tình yêu với môn thể thao được ưa chuộng nhất hành tinh (cước: 3.000/ngày). Các câu hỏi thú vị về cầu thủ, huấn luyện viên hay trận đấu…kèm theo 5 gợi ý sẽ được gửi đến máy khách hàng mỗi ngày…Fun Football sẽ là một dịch vụ có tính tương tác cao với những người yêu bóng đá.
5. mFun – Kênh dịch vụ thư giãn, giải trí hàng đầu
Thư giãn tuyệt đối bằng nội dung hài hước, độc đáo: ảnh hài hước, clip hài độc đáo, nhạc chế, nhạc sáng tạo, truyện cười… mFun là món quà ý nghĩa mà MobiFone gửi tặng khách hàng sau những giờ phút học tập, làm việc căng thẳng mỗi ngày. Chỉ với thao tác đơn giản, người dùng soạn tin nhắn DK gửi 9083 hoặc truy cập vào http://mfun.net.vn và chọn chuyên mục muốn xem, chắc chắn khách hàng sẽ có những khoảnh khắc vui cười "tẹt ga" mà không phải lo lắng về cước data sử dụng.
Với 5 dịch vụ hấp dẫn nêu trên, MobiFone sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt với cho mỗi khách hàng chỉ trên một chiếc điện thoại di động. Bạn đã lựa chọn được cho mình dịch vụ nào chưa? Nhanh tay tìm hiểu và đăng kí ngay để tham gia những dịch vụ thú vị và bổ ích của MobiFone nhé. Truy cập http://Mobifone.com.vn để biết thêm chi tiết.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Panasonic trình làng bộ đôi smartphone “nồi đồng cối đá” Posted: 23 Jun 2014 05:00 PM PDT Panasonic vừa tiếp tục bổ sung thêm vào dòng sản phẩm "nồi đồng cối đá" Toughpad của mình bộ đôi sản phẩm mới là 2 chiếc smartphone chạy Windows Phone và Android, với tên gọi lần lượt FZ-E1 và FZ-X1. Cả 2 sản phẩm đều được trang bị màn hình rộng 5-inch với độ phân giải 1280x720, với mặt kính chống trầy xước và một lớp phủ chống phản xạ hình ảnh giúp sử dụng tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Cả 2 sản phẩm đều được trang bị cấu hình tương đương nhau, bao gồm bộ nhớ RAM 2GB, ổ cứng lưu trữ 32GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài. Bộ đôi smartphone "nồi đồng cối đá" của Panasonic nổi bật với khả năng chịu đựng va đập và môi trường Mặt sau của máy là camera 8 megapixel kèm đèn flash LED và camera phụ 1.3 megapixel ở mặt trước. Đặc biệt bộ đôi sản phẩm được trang bị thỏi pin "khủng" lên đến 6.200mAh, cho phép sử dụng liên tục trong 14 giờ cho mỗi lần sạc. Sản phẩm có thiết kế pin rời do vậy người dùng có thể dễ dàng thay thế pin kèm theo sản phẩm trong điều kiện smartphone bị hết pin. Cả 2 phiên bản đều hỗ trợ kết nối Wifi, Bluetooth 4.0, NFC, 3G hoặc 4G LTE. Điểm khác biệt về cấu hình giữa 2 sản phẩm đó là trong khi phiên bản FZ-E1 sử dụng Windows Phone 8.1 được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 800 lõi tứ tốc độ 2.3GHz thì phiên bản FZ-X1 sử dụng nền tảng Android 4.2 Jelly Bean chỉ được trang bị bộ vi xử lý lõi tứ Snapdragon 600 tốc độ 1.7GHz. Là smartphone "nồi đồng cối đá", bộ đôi sản phẩm Toughpad của Panasonic không quá chú trọng về khâu thiết kế. Sản phẩm được bọc bên ngoài một lớp cao su dày để giúp chống va đập tốt hơn. Kèm theo đó, thỏi pin lớn khiến cho kích cỡ tổng thể của bộ đôi smartphone này cũng tăng lên đáng kể. Sản phẩm có độ dày lên đến 30mm và nặng 425g, dày và nặng hơn phần lớn smartphone hiện nay trên thị trường. Bù lại, bộ đôi sản phẩm Toughpad lại có một khả năng chịu đựng mạnh mẽ. Sản phẩm có thể chịu được cú rơi từ độ cao 3 mét, nhúng vào nước lạnh ở độ sau 1,5 mét trong vòng 30 phút. Sản phẩm cũng chịu được nhiệt độ lạnh từ -20 độ C đến 60 độ C. Mặt kính của sản phẩm chịu được cú rơi từ độ cao 80cm của một quả bóng thép có khối lượng 396g. Toughpad FZ-X1 sử dụng Android phiên bản chỉ hỗ trợ Wifi (giống như máy tính bảng) sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 8 tới đây với mức giá 1.800USD, trong khi đó phiên bản tương tự hỗ trợ mạng 4G LTE sẽ có mặt vào tháng 1/2015 với mức giá 1.850USD. Phiên bản Toughpad FZ-E1 sử dụng Windows phone 8.1 chỉ hỗ trợ Wifi sẽ có giá 1.900USD, còn phiên bản tương tự hỗ trợ mạng 4G LTE sẽ có giá 2.000USD, cả 2 phiên bản này đều có mặt vào tháng 10 tới đây. Đối tượng khách hàng được Panasonic nhắm đến là những kỹ sư, công nhân... làm việc trong những môi trường khắc nghiệt như xây dựng, khai thác dầu mỏ... T.Thủy Panasonic trình làng bộ đôi smartphone "nồi đồng cối đá" Các bài mới
Các bài đã đăng
|
You are subscribed to email updates from DanTri-CongNghe To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment